Thửa đất bà nội tôi sở hữu từ khi về làm dâu những năm 1954 là 450 m2. Đó là thửa đất bà được thừa kế từ bên ngoại, không liên quan đến tài sản nội 💎tộc nên có thể nói là tài sản riêng của bà. Đến năm 1993, chính quyền cấp sổ đỏ cho bố tôi 200 m2 và bà là 250 m2 trên thửa đất đó. Năm 2013, bà lập di chúc để lại cho bố tôi thửa đất bà đang ở là 250 m2 còn lại. Đến năm 2022, gia đình tôi xây nhà thì xây trên thửa đất 250 m2. Tình trạng hiện nay trên thửa đất 450 m2 là có hai căn nhà, trong đó một căn mới đang xây và một căn cũ bố mẹ tôi đang ở, dự định xây xong sẽ phá nhà cũ đi để cải tạo làm vườn.
Từ khi phát sinh tranh chấp, trong họ mạc nhà tôi rất nhiều người đứng lên làm trung gian hòa giải giữa hai bên. Mọi người đều đồng thuận việc bố tôi được thừa kế theo di chúc của bà nội là đúng. Dư luận dân làng trách mắng sự cố chấp và bảo thủ của các bác các cô nhà tôi, đặc biệt bác trai trưởng trước kia đã🥃 được chia rất nhiều đất lại là người khởi xướng đơn kiện. Bố tôi vì chuyện này phiền lòng hơn một năm nay. Là phận con cháu, chị em tôi vẫn chưa một lần hỗn hào với các bác các cô, chỉ có điều không muốn gặp mặt nữa.
Hiện nay tòa án đã tiếp nhận hồ sơ kiện của các bác các cô đòi chia đất. Họ cũng đứng ra hòa giải mấy lần nhưng phía bên kia nhất quyết đòi phá nhà, chia đất và chà đạp di chúc, trong đó chính là ý chí nguyện vọng của bà nội. Gia đình tôi giờ sống bình thường và tạm thời không xây dựng nữa. T𓂃uy nhiên các bác các cô như bị mất l꧑ý trí, thi thoảng lại kéo xuống cổng nhà tôi gây sự, hoặc anh trai nhà bác gái nhắn tin dọa dẫm chúng tôi. Sự việc này kéo dài sẽ không an toàn cho bố mẹ tôi vì chị em tôi đều lập nghiệp ở xa, chỉ cuối tuần con cháu về chơi chứ không sống cùng nhà. Xin cảm ơn quý độc giả đã có những lời chia sẻ.
Trần Linh
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc