Hơn 5h chiều ngày 27/3, cụ bà Đỗ Thị Mơ, 84 tu✅ổi, dựng xe đạp trước trụ sở UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa rồi bước vào phòng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc. Chưa kịp ngồi xuống ghế, cụ đã nói: "Nghe đài báo nói dịch, tôi sốt ruột quá. Nhà nước ta đang chống dịch rất tốt. Tôi muốn đóng góp cho bộ đội tỉnh ta phòng chống dịch".
Ông Lê Xuân Lâm, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lương Sơn đọc cho bà Mơ nghe thư kêu gọi ủng hộ phòng c👍hống Covid-19 của chính phủ và giải thích cho bà "chưa biết cách gửi đến cho bộ đội tỉnh được, thay vào đó đóng góp của bà sẽ chuyển xuống Mặt trận Tổ quốc huyện Thường Xuân". Cụ Mơ nhất trí trao tặng 2 triệu đồng.
Cụ Đỗ Thị Mơ từng "nổi tiếng" khi nằng nặc trả sổ hộ nghèo hồi tháng 9/2019. "Bà già ở một mình thoải mái, thích ăn gì thì ăn, thích tiêu gì thì tiêu, đất rộng mấy sào, nghèo là nghèo răng? Tôi có 11 người con, mà nói không nơi nương tựa, nói thế không khác gì bêu con. Tôi có rất nhiều chỗ nương tựa, nhưng tôi chưa phải nương tựa đến. Tôi xin phép Ủy ban cho tôi trả lạ🔥i sổ hộ nghèo. Tôi xin thoát nghèo", cụ nói.
Ở tuổi 84, cụ Mơ vẫn một mực sống một mình trong ngôi🐎 nhà nhỏ cách trunౠg tâm xã Lương Sơn hơn một km. Cụ làm 2 sào ruộng và nuôi gà, trồng rau. Gần như ngày nào cụ cũng hái các loại rau thơm bán cho các quán phở trong vùng. Số tiền 2 triệu đồng ủng hộ chống Covid-19 được tích cóp từ những mớ rau, quả trứng bán được và con cháu biếu mà cụ không dùng đến.
"Tôi mong xã có nhiều người ủng hộ", cụ nói 💎trước khi đạp chiếc xe cọc cạc🍸h trở về nhà, trời đã sẩm tối.
Sáng 30/3, cán bộ tại khu cách ly ở xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh rưng rưng khi nhìn thấy cụ Nguyễn Văn Thái, 91 tuổi đạp xe tới động viên chống dịch. Cụ mang theo một cân gạo, một quả bầu, một túi r🌌au và 20 nghìn đồng ủng hộ. "Tôi nghe lời kêu gọi nên muốn góp chút sức mình cùng nhân dân sớm đẩy lùi dịch để cuộc sống trở lại bình thường", cụ nói.
Thạch Ngọc là địa phương thuần nông, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 18 km, đang cách ly 60 người trở về từ Thái Lan. Bên cạnh quỹ hỗ trợ cách ly của nhà nước, chính quyền địa phương ꦇkêu gọi bà con ủng hộ thêm để cải thiện bữa ăn cho con em trong khu cách ly.
Vài ngày qua, trung bình mỗi ngày điểm cách ly xã Thạch Ngọc tiếp nhận ủng hộ của khoảng chục người𓃲 dân, chủ yếu bằng các hiện vật như rau, bầu, bí, trứng gà, trứng vịt, chuối, đu đủ...
"Vợ chồng cụ Thái sống riêng với các con, không dư dả gì. Bản thân cụ Thái đã già, bị huyết áp thấp rồi vẫn đeo khẩu trang đạp xe 2 km t༺ới điểm cách ly ủng hộ khiến chúng tôi rất cảm kích", ông Nguyễn 🌳Hồng Thanh, phó chủ tịch xã Thạch Ngọc cho hay.
Cũng theo ông Thanh, bên cạnh cụ Thái, ở Hà Tĩnh có rất nhiều các cụ ông, ꩲcụ bà tham gia công tác ủng hộ. Mẹ Liệt sĩ Nguyễn Thị Ba, 87 tuổi, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà cũng vừa mang 5kg gạo ủng hộ địa phương. Cụ Nguyễn Thị Tửu, 101 tuổi, phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh ủng hộ 2 t꧑ấn gạo. Các cụ Đề, cụ Huệ... ủng hộ tiền mặt.
Tại Yên Bái, cũng có không ít🐽 cụ già trích tiền tiết kiệm, em nhỏ đập heo... để góp sức chống Covid-19. Hôm 30/3, cụ Hà Thị Dầ♎n, 101 tuổi, ở phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái đã quyên góp một triệu đồng. Đây là tiền tiết kiệm từ những đồng con cháu biếu để cụ mùa quà bánh, lâu dần tích cóp được.
Hôm 1/4, bà Nguyễn Thị Thi, 74 tuổi, ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, đã tặng 20 triệu đồng. Bà Thi cho biết những ngày qua theo dõi sát sao các bản tin về thời sự, thấy những bác sĩ, bộ đội, công an, những tình nguyện viên đang ngày đêm tham gia v💦ào công tác chống dịch khiến bà rất thương.
"Tôi già rồi, không thể góp sức thì phải thực hiện lời kêu gọi chống dịch của nhà nước là nghiêm túc cách ly và ủng hộ. 'Một nhánh lúa to, nhiều gùi góp lại thành kho thóc đầy', đây là một chút tấm lòng 🅺của t🦋ôi", bà Thi, từng tham gia thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới, chia sẻ.
Phan Dương