Tottenham đang xây sân mới ngốn tới 1,5 tỷ USD, còn Chelsea vừa chi 6♈67 triệu USD cho chuyển nhượng mùa 2022-2023 dù tổng doanh thu của họ chỉ là 619 triệu USD. Chi tiêu chuyển nhượng ròng của 20 đội Ngoại hạng Anh trong tháng 1/2023 lên tới 920 triệu USD, chiếm 79% khoản chi của các đội thuộc năm giải hàng đầu châu Âu. Vì sao họ có nguồ🎃n tiền lớn đến vậy, và số tiền đó tới từ đâu?
Câu trả lời cho các đội bóng không giống nhau. Các đội mạnh ở Anh có bốn phong cách tiêu tiền, với hai♋ nguồn cung ngân sách chính lﷺà từ nội bộ hoặc bên ngoài.
Trong kế toán, lợi nhuận gộp (EBITDA) là hiệu của doanh thu trừ chi phí bán hàng, chưa tính đến các chi phí như lãi vay, thuế và khấu hao. Trong bóng đá, phần khấu hao này cơ bản là chi phí chiêu🌜 mộ cầu thủ. Đội có lợi nhuận gộp lớn, nghĩa là có nguồn tiền nội bộ dồi dào để mua cầu thủ. Nếu không, họ sẽ phải vay mượn từ các tổ chức tài chính hoặc giới chủ.
Liverpool có lãi gộp cao thứ ba tại giải, mức 123 triệu USD. Dưới trướng Jurgen Klopp, Liverpool cũng luôn có lãi hơn 96 triệu USD mỗi năm, không tính năm 2020 bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Lợi nhuận từ việc bán cầu thủ Liverpool giai đoạn 2017-2021 cũng lên tới 352 triệu USD, đứng thứ hai tại giải chỉ sau Chelsea. Trong khi đó, khoản lãi của Man Utd chỉ là 104 tri𝓰ệu USD.
Nguồn tiền nội bộ của Liverpool cũng cao vì lý do đó, bởi họ dùng lợi nhuận để tái đầu tư, không cần tới tiền từ các ông chủ. Khoản đầu tư ròng của FSG vào Liverpool trong năm năm qua là -47 triệu USD, tức là giới chủ được chia khoản lời 47 triệu USD so với số tiền họ đã bỏ ra cho đội bóng. Cùng kỳ, giới chủ Man City chi 104 triệu USD cho đội, và🗹 nhiều hơn thế trong những năm trước đó.
Liverpool đang là một doanh nghiệp được vận hành tốt, nhưng điều này chưa chắc đem lại sự ổn định. Để giữ ch♓ân các ngôi sao, họ đã tăng quỹ lương lên 468 triệu USD, hiện 💖cao thứ nhì Ngoại hạng Anh, chỉ sau Man Utd - 491 triệu USD. So với sáu năm trước, quỹ lương của Liverpool đã tăng tới 76%, cao hơn mức tăng doanh thu 63%. Nếu tình hình này tiếp tục duy trì, Liverpool sẽ sớm phải nhờ cậy những nguồn vốn bên ngoài.
Man Utd hay Tottenham là những ví dụ như thế, khi tổng nợ của hai đội lần lượt là 812 triệu USD và 1,087 tỷ USD. Khoản nợ lớn đồng nghĩa với chi phí t൲rả lãi vay cao - mỗi năm khoảng gần 30 triệu USD, ăn mòn phần lãi gộp của đội.
Man Utd, với qu🍃ỹ lương cao nhất giải và khoản chi gần 1,1 tỷ USD cho chuyển nhượng năm năm qua, không thể sống thiếu tiền vay mượn. Số tiền đầu tư vào các cầu thủ cũng không đem lại hiệu quả trên sân, khi đội vừa đoạt Cup Liên đoàn sau năm năm trắng tay. Họ còn phải chi 159 triệu USD trong lợi nhuận năm nă💝m qua để trả cho giới chủ, nhà Glazer. Không ông chủ nào hưởng lợi nhiều hơn thế từ một CLB Anh.
Tottenham duy trì quỹ lương 267 triệu USD và chi phí chuyển nhượng khá tốt, nên khoản nợ của họ phần lớn là để xây sân mới. Kꩵhoản nợ đó dài hạn, và dự kiến đem lại nguồn thu cao ổn định trong tương lai, nên không phải vấn ꦇđề lớn.
Man City lại được vận hành trái ngược Man Utd, khi các ông chủ rót tiền vào đội bóng, thay vì thu lợi nhuận. Họ có lãi gộp cao nhất Anh, mức 167 triệu USD, cho thấy nguồn tiền nội bộ dồi dào. Khoản nợ tài chính của Man♏ City cũng chỉ là 82 triệu USD, tương đương 10% số nợ của đội hàng xóm. Đây là thành quả của khoản đầu tư hơn 1,6 tỷ USD của giới chủ Abu Dhabi kể từ khi mua lại đội bóng năm 2008. Khoản này ngày càng giảm do Man City đã có thể "💟tự nuôi bản thân".
Trong 10 năm qua, các ông c🌌hủ 🦂Man City tốn 874 triệu USD cho đội bóng, còn nhà Glazer thu lời 197 triệu USD. Các ông chủ Mỹ coi Man Utd là cỗ máy kiếm tiền cho họ, còn giới chủ Abu Dhabi thành công trên sân bóng như một cách để khẳng định vị thế UAE. Và họ đã thành công, khi Man City đang là đội mạnh nhất châu Âu, với nguồn tài chính đứng đầu thế giới.
Chelsea hay Newcastle đang tìm cách học theo Man City, bằng cách đầu tư lớn hôm nay để chờ thành quả mai sau. Lãi 🧜gộp của hai đội này đang không cao, lần lượt là 35 triệu USD và 31 triệu USD, nên số tiền đó không đ♐ủ để chi cho chuyển nhượng cầu thủ, chưa nói tới những khoản trả lãi vay.
Ông chủ cũ Roman Abramovich đã tốn 747 triệu USD cho Chelsea giai đoạn 2012-2021, trước khi ông phải bán lại đội bóng cho tỷ phú Todd Boehly. Abramovich xóa nợ khoản nợ hơn 2 tỷ ch🉐o Chelsea, trước kh🍌i đội bóng về tay giới chủ Mỹ.
Trong mùa 2022-2023, Chelsea chi tới 667 triệu USD cho chuyển nhượng, nhờ phần lớn nguồn đầu tư từ Boehly và quỹ Clearlake Capital. Khoản tiền này coi là nợ, nhưng Chelsea không phải trả lãi bởi giới chủ kỳ vọng sẽ nhận được nguồn lợi nhuận ổn💞 định trong tương lai. Clearlake Capital được coi là quỹ đầu tư cẩn trọng, vì thế các chuyên gia bất ngờ khi họ chấp nhận mạo hiểm rót tiền vào Chelsea lúc này.
Newcastle lại khác, khi họ giành được kết quả tích cực với suất dự Champions League mùa sau, dù giới chủ Arab Saudi chưa vung quá nhiều tiền đầu tư. Nhưng trong hè 2023, đội bóng có thể sẽ tăng cường nhân sự ꦓmạnh mẽ cho đấu﷽ trường danh giá nhất châu Âu.
Khó nói rằng phong cách chi tiền nào là hợp lý nhất, bởi mỗi phương án đều có điểm tích cực lẫn hạn chế. Chẳng hạn phương án an toàn như Liverpool sẽ gặp rủi ro, khi phí chuyển 💫nhượng cầu thủ tăng phi mã khiến họ không theo kịp. Hay phương án mạo hiểm như Chelsea chứa rủi ro nếu thành tích trên sân không tương xứng.
Tuy🍃 nhiên, có thể khẳng định Man City đang ở vị thế các độ🌌i khác đều khao khát, cả trong lẫn ngoài sân cỏ.
Xuân Bình (theo Athletic)