Các khó khăn này xuất phát từ khi Việt Nam thực thi các Hiệp định tự do như: FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cụ thể𒐪, các hãng tàu nước ngoài khi gửi hàng tại Cảng Vân Phong thuộc quản lý của Công ty Liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (VPT) - một công ty con của Petrolimex gặp vướng mắc trong quá trình đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ (CO).
Petrolimex cho biết, t🔴hực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan ASEAN-Việt Nam, theo Thông tư số 01 của Bộ Công Thương, khi cấp CO Back to back thương nhân nước ngoài p🌞hải có mặt tại Việt Nam để làm thủ tục.
Tập đoàn này cho rằng thương nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng có mặt tại Việ𒁏t Nam vì vậy đề xu♑ất cấp chứng nhận xuất xứ trong trường hợp không có sự hiện diện của họ.
Hiện Hải quan Khánh Hoà chưa chấp nhận k🙈hai tên nước xuất khẩu theo CO gốc cấp ban đầu do chưa có hướng dẫn cụ thể khi đưa hàng form D từ nước ngoài vào Vân Phong rồi đưa tiếp và👍o nội địa. Vì vậy, tập đoàn này đề nghị thống nhất ghi tên nước xuất khẩu ngay trên CO gốc.
Việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, các thương nhân nước ng♕oài 𝓰đưa lô hàng lớn vào Vân Phong nhưng khi chia nhỏ đưa vào nội địa lại không được cấp CO.
P𓆏etrolimex kiến nghị Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương xem xét, hướng dẫn, tạo điều kiện cho Công ty Kho ngoại Vân Phong duy trì hoạt động để tạo lập thị trường trung chuyển xăng dầu có uy tín của khu vực Vân Phong, thu hút khách hàng lớn, kinh doanh có hiệu quả.
Hiện Vân Phong đang tiến hành xuất nhập khoảng 8 triệu m3 xăng dầu các loại, tổng thuế nhập khẩu thu tại hải quan Vân Phong khoảng 12.𒀰000 tỷ đồng. Kho ngoại ở đây đang dần trở thành điểm trung chuyển xăng✅ dầu của khu vực với khách hàng chủ yếu là hãng xăng dầu nước ngoài.
Bạch Dương