Để giúp học sinh gꦫiảm gánh nặng học tập, từ năm 2021, Trung Quốc thi hành chính sách "giảm kép", đóng cửa phần lớn ngành công nghiệp dạy th൲êm sau giờ học. Hơn 83% các trung tâm, lớp học thêm phá sản hoặc chuyển sang loại hình kinh doanh khác.
Sau khi chính sách "giảm kép" được ban hành, phụ huynh khắp đất nước đã đưa con cái tới các lớp học nghệ thuật, thể thao cùng nhiều hoạt động ngoại khóa khác. Gần đây, Bộ Giáo dục Trung Quốc nhận được phả♈n ánh nhiều dịch vụ sau giờ học cho trẻ em đồng loạt tăng giá.
Vào năm ngoái, Trung Quốc có 288.000 công ty huấn luyện thể thao. Trong kỳ nghỉ đông kéo dài hai tháng đầu năm 2022, nhiều công ty đã tăng giá. Dù đưa ra mức giá cao hơn 💝một cách vô lý, các trung tâm này vẫn kín chỗ.
Một nhân viên họ Li tại cơ sở huấn luyện thể thao khu Pudong (Thượng Hải), cho biết đã phải "rất khó khăn" để theo kịp nhu cầu của các gia đình. Tính riêng trong kỳ nghỉ đông, cơ sở này tăng 40% học phí các lớp cầu lông, đồng thời nâng sĩ số một lớp từ sáu lên 12 em. Họ mới mở thêm một cơ sở để theo kịp nhu cầu của các gia đình và cho biết "sẽ đưa học phí về mức bình thường sau kỳ n🅠ghỉ".
Ngay khi có khiếu nại, Bộ Giáo dục đã điều tra hoạt động của những cơ sở này trong kỳ nghỉ đông và phát hiện 4.218 nơ🌟i vi phạm các quy định khác nhau. Trong đó, 52 trường hợp yêu cầu phụ huynh nộp phí cao hơn bình thường. Cơ quan chức năng yêu cầu các cơ sở này giảm phí và trả lại tiền cho phụ huynh.
Trong một thông báo ngày 28/2, Bộ cho biết đang mở rộng các biện pháp kiểm soát giá dạy thêm. Cả chương trình học thuật và phi học thuật sau giờ học đều phải "tuân thủ quy định về phúc lợi công cộng, giảm gánh nặng kinh 🦄tế cho các gia đình". Nhằm điều chỉnh hoạt động đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh, Bộ cho biết sẽ thực hiện các giải pháp rộng rãi, bao gồm đưa ra quy định mới, cải thiện việc giám sát, kiểm tra trꦐình độ của các cơ sở và xử phạt các khoản phí vô lý.
Dù chính phủ Trung Quốc mạnh tay sಞiết hoạt động dạy thêm sau giờ học, nhiều trung tâm vẫn hoạt động trá hình ♒hoặc tồn tại trong những "vùng xám". Việc này được xem là thách thức với Bộ Giáo dục Trung Quốc nếu muốn thực hiện chính sách "giảm kép" một cách triệt để.
Thanh Hằng (Theo Sixth Tone)