Bộ trưởng BCVT Đỗ Trung Tá. |
- Với tư cách là Bộ chủ quản, Bộ trưởng có khẳng định là Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) hoàn toàn kiểm soát được tình trạng của MobiFone và VinaPhone hiện nay?
- Chúng tôi là Bộ quản lý nhà nước, không phải là chủ quản VNPT. Tôi xin nói rõ như vậy. Gần đây báo chí có nói rằng muốn thoát khỏi độc quyền có một giải pháp rất đơn giản là tách VNPT ra khỏi Bộ 💧BCVT. Tôi xin trả lời rằng, ngay từ khi còn là Tổng cục Bưu điện thì các Tổng công ty 91, ví dụ như Tổng công ty BCVT đã thuộc hoàn toàn về Chính 💖phủ và không phải là đơn vị thuộc Tổng cục trước đây cũng như của Bộ bây giờ.
Việc lo lắng tạo điều kiện cho thônಌg tin xã hội được thông suốt trong mọi tình huống là nhiệm vụ của Bộ. Chính vì thế Bộ khẩn trương đề nghị Chính phủ và đồng thời chỉ đạo cho VNPT bằng mọi giải pháp kh🧸ông để xảy ra tình trạng như dư luận đang lo lắng mấy ngày vừa qua.
- Với tư cách là quản lý Nhà nước, Bộ trưởng có thể nói gì về tuyên bố của GPC (VinaPhone) là 4 tháng nữa sẽ có thể hết số thuê bao?
- Thường những người làm thì họ lo. Chúng ta phải cố gắng tìm mọi cách để hỗ trợ cho họ. Vì đây cũng là những rủi ro nhất định. Chúng ta cố gắng để cả ♋cơ quan Nhà nước, cả doanh nghiệp hỗ trợ với nhau làm sao không để xảy ra tình trạng đó.
Nhưng rất khó có thể nói trước về tình trạng này. Bộ cũng không nắm được cụ thể hiện nay số lượng là bao nhiêu, nhưng theo tiêu chuẩn quốc tế thì nếu dung lượng mà sử dụng tới 7🌃0-75% để đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn sức mạnh, nghẽn mạch thì tỷ số càng thấp càng tốt. Điều này phải cân bằng với hiệu quả kinh tế. Có những lúc chúng ta đã làm vượt dung lượng, thì cũng bị nghẽn. Nhưng tôi nghĩ trong vòng 4-5 tháng nữa có thể gỡ được tình trạng này.
- Hôm 15/5, Bộ trưởng đã ra tuyên bố là không thể sập được mạng VinaPhone và đã chỉ đạo VNPT khắc phục ngay sự cố. Vậy Bộ trưởng đã chỉ đạo cụ thể vấn đề gì?
- Bộ cũng chưa có văn bản chỉ đạo. Chỉ nhắc nhở lãnh đạo lúc khóꦰ khăn phải sáng tạo, bằng mọi giải pháp khꦬắc phục sự cố mà cả xã hội đang lo lắng.
Mặt khác, Bộ không phải là thày bói mà đoán 💝trước là sập hay không sập. Nhưng khái niệm sập không phải như mọi người vẫn nghĩ... Đây có thể là một số hiện tượng về mặt chất lượng giảm xuống. Hoặc là số thuê bao, người ta cảm thấy khả năng chất lượng không đáp ứng được như khi đã cam kết với thuê bao thì phải dừng bán thẻ...
Nhưng tôi vẫn hy vọng Viettel có t🐽hể cứu ngu♔y được tình trạng này. Hay như S-Fone với cơ chế như bây giờ đã hoạt động rất khả quan.
Hiện nay Viettel đã đưa được hệ thống di động GSM của họ tới 64/64 tỉnh thành. Đối với S-Fone và Viettel Chính phủ đã cho phép họ tự định đoạt về giá cũng như cơ chế để tính cước. Như vậy họ chỉ cần báo cáo Bộ. Đây cũng là ❀dấu hiệu tích cực tạo động lực trong kinh doanh. Các công ty có thể hỗ trợ nhaဣu trong việc số lượng thuê bao của công ty này không phát triển thì đã có công ty khác hỗ trợ.
- Nhưng S-Fone hiện chiếm một thị phần rất nhỏ trong thị phần của điện thoại di động?
- Chính bây giờ là điều kiện để họ tăng lên. Trước đây chúng ta hãm VNPT về giá thành để cho các thành phần khác tự do. VNPT không được phép tự do hạ giá thành. Chúng tôi rất lo là cuộc chiến về giá, hạ giá quá mức thì sau này sẽ không gượng dậy được. Nhất là khi có nhiều đơn vị cạnh tranh. Vấn đề này đã thấy từ các nước rất sừng sỏ. Chẳng hạn như các công ty dotcom củܫa Mỹ đã bị phá sản hàng loạt, mặc dù quá trình kinh doanh rất hiệu quả. Khi đánh nhau về giá bao giờ cũng có vấn đề. Bao giờ tôi cũng nhắc các doanh nghiệp mới, phải hết sức chú ý đừng có tranh nhau khách hàng, mà phải rất cẩn thận trong bài toán kinh doanh của mình, làm sao cho chất lượng dịch vụ, hậu mãi đối với khách hàng được đảm bảo. Có thể nhiều khi giá cao nhưng khách hàng vẫn gắn bó với mình, bởi hậu mãi làm tốt.ꦛ
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho phép VNPT với tình trạng hiện nay có thể chọn hình thức chỉ định thầu để giải quyết những ách tắc nhằm nâng cấp 2 mạng. Thanh tra nhà nước vốn không cho phép làm như vậy. Bộ trưởng có thể nói gì về điều này?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư không thể vượt được những văn bản chung về hướng dẫn đấu thầu. Bộ này chỉ nói là Nghị định 66 về đấu thầu mua sắm thiết bị không kìm hãm ai. Theo Nghị định đó đối với người quyết định đầu tư, nếu thấy việc mua sắm mở rộng nhất thiết phải thực hiện tꦑrực tiếp, thì không cần phải hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nói chuyện này không có gì khó, miễn là làm đúng quy định. Quy định ở đây là về giá cả, tiêu chuẩn công nghệ và "đừng có mượn gió bẻ măng". Hơn nữa, trong Tổng công ty sự phân cấp rất lớn. Phân cấp cho Tổng giám đốc tới 20 tỷ, giám đốc đơn vị thành viên 5 tỷ. Cho nên chuyện mở rộng mua sắm trực tiếp không nhiều quá số tiền này.
Anh Anh
Độc giả có thể tham gia ý kiến về vấn đề này tại đây: