Một trong những cái tên luôn được nhắc đến đầu tiên của vùng đất này là mèn mén, được làm từ những hạt ngô tẻ địa phương và là thực phẩm hàng ngày của người Mông. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được người dân bản địa phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm mèn mén. Và cùng với cháo ấu tẩu, mèn mèn là hai món ăn của Hà Giang được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam (2020-2021), nhắc đến trong 100 đặc sản Việt Nam. Luôn luôn đi kèm với mèn mén là tẩu chúa (tẩ🦋u chóa - tẩu chua). Đó là món canh đậu phụ trắng nấu cùng rau cải mèo ngọt và tươi. Người dân thường chan món canh này vào mèn 🐭mén để ăn. Khác với lạp xưởng ngọt miền Tây, lạp xưởng gác bếp có vị mặn💯 và thường được xào cùng ớt, gừng và các loại gia vị địa phương. Người dân thường ăn kèm cơm nóng và đây cũng là món ăn. Món ăn này được làm từ 𓂃thịt lợn, nhưng là loại lợn mán cắp nách nhỏ, thịt săn chắc, ăn rất thơm ngon. Loại thịt dùng để làm lạp xưởng là loại nửa nạc nửa mỡ, bỏ bì rồi băm rối ướp cùng gia vị, rượu trắng, nước gừng... Người dân thường mang những miếng lạp xưởng để lên gác bếp cho khô, và món ăn đượm mùi khói bếp, thoang thoảng vị rượu và gia vị thơm nồng. Giá mỗi cân lạp xưởng khoảng 400.000 đồng Cùng với lạp xưởng, thịt trâu bò gác bếp là những món ⭕ăn thường được du khách khắp nơi mua về làm quà khi ghé thăm Hà Giang. Món ăn có thể chiên, xào để ăn kèm cơm hoặc làm đồ ăn vặt. Giá của mỗi kg thịt trâu, bò là từ 600.000 đồng. Thịt ba chỉ gác bếp được tẩm ướp với muối, thảo quả, gừng, mắc khén... và rượu trắng. Những miếng thịt được mang đi muối to khoảng 2-3 đốt ngón tay, dài 20-30 cm, để qu💟a đêm cho nꦏgấm gia vị rồi xiên vào que và treo lên gác bếp. Mỗi khi người dân nấu ăn, bếp đỏ lửa và sức nóng của lửa, của các loại gia vị, thịt chín dần. Miếng thịt lợn chuyển dần sang màu đỏ, còn mỡ có màu trong. Đây cũng là một trong những món ăn rất đưa cơm, được nhiều thực khách yêu thích và lựa chọn. Một "truyền thuyết" về thắng cố thường được thực khách dưới xuôi truyền tai nhau là món ăn gồm mọi thứ từ nội tạng con ngựa như ruột gan, phổi... không cần rửa hay làm sạch đã trút hết vào nồi để nấu, nên món ăn mới có mùi lạ. Trên thực tế, đây là mùi địa liền, lá chanh nướng, hạt dổi, củ sả... Thắng cố phải nấu trên bếp than đượm lửa. Người nấu trút các miếng thịt ngựa đã xắt vừa ăn vào chảo lớn, không cần thêm dầu mỡ mà để tự mỡ từ miến🐬g thịt ngựa chảy ra rán chính nó. Khi đảo thịt xém cạnh mới đổ nước vào chảo và cứ ninh như thế hàng tiếng ☂đồng hồ trên lửa to đến lúc thịt nhừ, thi thoảng mở vung, hớt váng mỡ đổ đi để nước trong chứ không bị đục. Cá chiên giòn cùng lá lốt là món ăn bạn sẽ thường thấy khi tới Hà Giang. Cá thường là loại cá bé, chiên giòn𒆙 hoặc chiên cùng lá lốt, chấm kèm mắm ớt pha chanh tỏi. Hoa chuối hấp lá ngõa là món ăn tiếp theo mà người dân Hà Giang thường chiêu đãi du khách đường xa. Món ăn gồm hoa chuối tꦚhái nhỏ, trộn đều cùng thịt lợn băm, mộc nhĩ thái sợi và nêm nếm gia vị rồi bọc trong lá ngõa mọc trong rừng và đem hấp lên. Đây cũng là món ăn thường xuất hiện trong bữa tiệc của người dân. Bánh chưng gù có kích thước nhỏ xinh, thực khách có thể cầm trọn trong lòng bàn tay. Bánh có hình dài, hơi gồ lên ở giữa và đầy đặn. Hình dáng chiếc bánh trưng này tương truyền được mô phỏng hình 𝓡dáng của một người phụ nữ đang đeo gùi trên lưng và cúi xuống hái lúa, ngô trên nương rẫy. Măng nứa cũng là một đặc sản được nhiều người yêu thích. Ngoài măng tươi, du khách cũng có thể mua măng khô về làm quà, giá khꦏoảng 280.000 đồng một kg. Đồ khô để mua về làm quà còn có nấm hương rừng giá 280.000 đồng một kg hoặc các loại trà thảo dược. Và thực khách còn có thể thưởng thức món thịt gà được nuôi thả tự nhiên, thịt thơm giòn hoặc món thịt lợn xiên nướng, rau cải mèo luộc xanh ngắt, ngọn lịm và gạo thơm trắng dẻo được trồng trên nương rẫy. Phương Anh