Giao dịch ở VCB. |
Theo phân tích của ông Ngoạn, trong bối cảnh nền kinh tế đang suy yếu, Mỹ buộc phải ưu tiên cho mục đích hỗ trợ đầu tư, kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, lựa chọn duy nhất của họ là hạ lãi suất vốn đã thấp kỷ lục trong vòng hơn bốn thập kỷ năm qua. Đối với châu Âu, mục tiêu hàng đầu lúc này là ổn định đồng tiền và kiềm chế lạm phát, nên khó có thể mạo hiểm theo bước chân của Mỹ. Đây là nguyên nhân chính khiến ban lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu trưa qua kiên quyết giữ nguyên mức lãi suất 3,25%, bất chấp sức ép ngày càng lớn của dư luận quốc tế cũꦍn♏g như của các nước trong khu vực sử dụng đồng euro.
Riêng Việt Nam, theo ông Ngoạn, đang quan tâm tới cả hai hướng: chống lạm phát và phát triển kinh tế. Về nguyên tắc, trong điều kiện lạm phát 10 tháng qua tương đối cao, Việt Nam sẽ ưu tiên cho mục đích thứ nhất, tức là tạm thời chưa tính tới chuyện cắt giảm lãi suất. Nhưng trên thực tế, mặt bằng lãi suất huy động USD 🌳của ta hiện còn cao hơn so với Mỹ (thấp nhất là của Ngân hàng cổ phần Á Châu - ACB cũng tới 1,5%). Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án đang tăng cao. Vì vậy, ông Ngoạn nhận định, các ngân hàng thương mại sẽ thiên về hướng hạ lãi suất huy động ngoại tệ trong thời gian tới.
Ngay cả với VCB, dù vừa điều chỉnh lãi suất huy động USD (0,17-0,3%/năm), song cũng đang tính tới chuyện cắt giảm lãi suất. "Tất nhiên, mức giảm lần này sẽ không thể lớn ⛦như Fed (tức sẽ nhỏ hơn 0,5%). Cũng như mọi lần, điều chỉnh lãi suất của VCB luôn diễn ra theo tín hiệu của thị trường tiền tệ quốc tế" - ông Ngoạn nói.
Trao đổi với VnExpress, các chuyên gia tài chính ngân hàng trong nước đều cho rằng, xu hướng cắt giảm lãi s꧃uất chắc chắn sẽ diễn ra. Bởi nhu cầu vay USD của khối doanh nghiệp còn thấp, trong khi lượng ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng và trên thị trường tự do vẫn khá dồi dào. Tất nhiên, kế hoạch điều chỉnh còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng. Những đơn vị không có dự án để đầu tư, không có nhu cầu huy động vốn, chắc chắn sẽ không thể giữ mãi lãi suất huy động ở mức cao. Còn những ngân hàng đã đủ vốn và đang muốn kích thích đầu tư (thực tế là đã có dự án để đầu tư), họ cũng sẽ phải hạ lãi suất cho vay.
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phùng Khắc Kế, thị trường ngoại tệ trong nước hiện rất ổn định và dự báo sẽ không biến động mạnh về tỷ giá USD/VND cũng ꦆnhư lãi suất trong những tháng cuối năm. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ không áp dụng các biện pháp điều tiết mạnh để ép tỷ giá lên cao.
Lãi suất ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚcủa ECB vẫn được giữ nguyên từ một năm qua. |
Về diễn biến thị trường tiền tệ quốc tế thời gian tới, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, Ngân hà🔴ng trung ương châu Âu khó có thể mạo hiểm duy trì mức chênh lệch lãi suất quá lớn so với Mỹ như hiện nay (2%). Bởi bên cạnh mục tiêu chống lạm phát, các nước trong khu vực sử dụng đồng euro không thể làm ngơ trước tình hình kinh tế hiện tại. Dự báo sang năm tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực này sẽ thấp hơn 2%. Với đà này, chắc chắn lạm phát sẽ tăng cao. Bản thân các chuyên gia lập lãi suất của Ngân hàng trung ương châu Âu (vốn kiên quyết phản đối chuyện hạ lãi suất) cũng thừa nhận, mối bận tâm duy nhất của họ hiện nay là, nếu không hạ thấp lãi suất, rất có thể tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục suy yếu.
Song Linh