Suy giảm trí nhớ hiện nay không chỉ xuất hiện ở người lớn tu🐼ổi mà đang trẻ hóa ở lứa tuổi 30, 40. Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội Thần Kinh, Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, người bình thường thỉnh thoảng có thể quên một thứ gì đó và đây không phải là vấn đề sức khỏe đáng cảnh báo. Tuy nhiên, nếu việc "nhớ nhớ quên quên" diễn ra thường xuyên thì rất có thể đang tiềm ẩn vấn đề mà bạn không nên chủ 🅘quan. Những người trẻ tuổi nên lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của suy giảm trí nhớ, thậm chí là mất dần trí nhớ.
Dưới đây là bốn nguyên nhân có thể gꦫây suy giảm trí nhớ mà người trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống hiện đại𒆙, theo bác sĩ Minh Đức.
Thiếu ngủ, mất ngủ: Khi chúng ta ngủ, bộ não sẽ tự trẻ hóa và hồi phục. Trong các nghiên cứu chi tiết, các nhà khoa học đã quan sát các sóng não truyền ký ức đến vỏ não trước để lưu trữ lâu dài. Ngủ không đủ giấc làm gián đoạn quá trình này dẫn đến giảm hay mất trí nhớ dài hạn🔴. Nếu điều này kéo dài, trí nhớ ngắn hạn cũng bị ảnh hưởn𒁏g.
Thói quen ngủ kém, ngủ ít của có thể gây suy giảm trí nhớ đáng kể. Mỗi người nên điều chỉnh những yếu tố có thể gây ra giấc ngủ kém. Ví dụ, bạn cần tránh dùng caffeine quá nhiều, không nên sử dụng các thiết bị điện tử như đ𒈔iện thoại, laptop... ngay trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vẫn tiếp diễn thì nên thăm khám sớm.
Bệnh tật, trầm cảm, lo lắng và căng thẳng: Những vấn đề này có thể dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn. Ảnh hưởng của các đến trí nhớ có thể có tác động sâu rộng đến các hoạt động hàng n𝐆gày của người trẻ. Nếu không được điều trị sẽ tác động đến trí nhớ dài hạn.
Người trẻ bị căng thẳng mạn tính, trầm cảm, lo lắng hoặc các tình ♍trạng tương tự khác thì nên tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời để tránh tồi tệ hơn. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ về việc giảm trí nhớ vì một số thuốc chống trầm cảm có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Lạm dụng thuốc: Nguyên nhân này có thể khiến suy giảm và mất trí nhớ. Thông thường, đây là mối quan tâm của những người cao tuổi khi dùng các loại thuốc khác nhau để giảm đau, giúp ngủ ngon hoặc tỉnh táo để nhận thức. Tuy nhiên, một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc ổn định tâm trạng, thuốc an thần, thuốc giảm đau... cũng có꧙ thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi.
Nếu bạn chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn và theo chỉ định thì việc ảnh hưởng đến trí nhớ (nếu có) cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiếp tục giảm trí nhớ và tự cảm thấy ở mức nguy cơ thì không nên chủ quan. Bạn nên trao đổi với dược sĩ, bác sĩ để có sự điều chỉnh hay thay t🐽✨hế phù hợp.
Uống quá nhiều rượu, thuốc lá: Những người hay dùng nhiều rượu bia có thể mắc chứng rối loạn sử dụng rượu, uống rượu thường xuyên có thể tác động đến cả trí nhớ ngắn hạn và dài♛ hạn. Hút thuốc lá và các chất khác cũng làm giảm khả năng ghi nhớ của não. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế cung cấp oxy và tác độ🌟ng xấu đến trí nhớ ngắn hạn. Hầu hết các chất gây nghiện, trong đó có ma tuý đều gây ra ảo giác, tác động xấu đến chức năng hoạt động của não.
Để duy trì sức khỏe não bộ và tốt cho trí nhớ, theo , mỗi người nên tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học. Ăn đủ dưỡng chất, ưu tiên các dưỡng chất có lợi cho não như các vitamin C, B, D, E, chất kẽm, sắt, chất bột đường, chất béo, hoạt chất sinh🐷 học anthocyanin và pterostilbene có trong quả blueberry (việt quất), các dưỡng chất từ lá bạch quả (ginkgo biloba)... Tập luyện điều độ và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng cho trí não và trí nhớ.
Minh Anh