Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) cũng đã cam kết ủng hộ 100.000 USD cho hoạt động này của SSA. Trước đó, họ rất lưỡng lự trong việc tham gia cuộc thảo luận về bán phá giá tôm do lo ngại sẽ làm phật ý các nhà phân p෴hối chính - người mua cả tôm nhập khẩu cũng như tôm nội địa.
Lãnh đạo ASPA sẽ tiếp tục làm việc với đại diện của Hiệp 𒀰hội các nhà Phân phối Thủy sản của Mỹ về các kế hoạch tiếp thị để hỗ trợ cho việc bán tôm.
Cũng theo VASEP, sau cuộc họp ngày 19/8 giữa SSA và các luật sư của hಌọ, SS☂A cho biết họ sẽ nộp đơn kiện chống bán phá giá đối với một số lượng chưa xác định các quốc gia xuất khẩu tôm trong vài tuần tới.
Đại diện của ban giám đốc SSA đã gặp gỡ các luật sư của hãng luật Dewey Ballantine LLP vào thứ ba tuần trước tại Washington DC, để yêu cầu các luật sư chuẩn bị càng sớm càng tốt một hồ sơ kiện chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu. Theo họ, "tôm được kinh d🌌oanh không công bằng đến từ các nước đã hủy hoại ngành tôm nội địa của Mỹ”. Tuy nhiên, Chủ tịch SSA E. Gordon đã từ chối xác nhận những nước nào sẽ là bị đơn trong vụ kiện này.
Ít nhất 12 nước xuất 🅺khẩu tôm đã có tên trong danh sách các nước có khả năng bị khởi kiện chống bán phá giá, trong đó có Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia Mỹ Latin như Brazil, Ecuardo.
Các nhà chế biến tôm sẽ cung cấp số liệu cụ thể về doanh thu cũng như các💟 khoản thua lỗ của họ trong từng thời điểm. Bên cạnh đó, thuyền trưởng các tàu khai thác tôm cũng được yêu cầu cung cấp các số liệu tương tự. Toàn bộ thông tin sẽ được giữ kín. Các luật sư cho biết họ đã có đủ số liệu cần thiết nhưng thông tin✤ mới từ các nhà chế biến sẽ giúp thêm.
Trong khi đó, Hiệp hội Tôm Louisiana cũng đã phát động một chiến dịch kiện chống bán phá giá riêng, do lãnh đạo hiệp hội này không tin vào𒁏 những cam kết của Liên minh tôm miền Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội tôm Louisiana cho biết mâu thuẫn với Liên minh tôm miền Nam sẽ được giải quyết nếu một số cam kết được thực hiện.
K.D.