Ông Vũ Quang Huy, Phó tổng ♐giám đốc VTC nhận xét: “Bây giờ cuộc chơi là ở trong tay họ (AVG)” khi nhận được thông báo về quy định mới cho các đài truyền hình trong mùa giải 2012.
Phó giám đốc VTC Vũ Quang Huy từ chối sóng không sạch. |
Nắm được bản quyền trong tay, mùa giải này AVG bắt đầu mở ra các bài toán kinh doanh nhằm thu lại những khoản kinh phí đã bỏ ra. Tuy nhiên, n෴ếu Công ty Nghe nhìn Toàn cầu dễ dàng bắt tay các đài địa phương vì không mâu thuẫn về quyền lợi thì với các đài lớn, cả truyền hình miễn♎ phí lẫn hệ thống truyền hình trả tiền, họ không nhận được sự hợp tác.
Có hai nguyên nhân chín🌟h dẫn đến sự phản ứng của các nhà đài. Đầu tiên💎 là sự thiệt thòi về mặt chất lượng sản phẩm khi các đài như VTV, VTC, các kênh của VFM thuê sóng trên truyền hình Cáp trung ương sẽ không được chọn mua quyền khai thác các trận đấu mỗi vòng một cách thoải mái như trước, sau đó tự sản xuất và khai thác quảng cáo. Thay vào đó, sự lựa chọn này bị thu hẹp đáng kể.
Theo phương án đầu tiên mà AVG đưa ra, công ty này tự chọn trướᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚc 6 trận. Sau đó tới lượt VTV và VTC chọn. Tiếp theo đó mới đến phần của các kênh như bóng đá TV, thể thao TV... Theo phương án này, những trận có chất lượng chuyên môn cao nhất của các đội bóng tên tuổi, dễ gọi quảng cáo coi như nằm gọn trong tay AVG.
Với 6 trận đấu thuộc quyền chọn của AVG, các đài có quyền tiếp sóng, nhưng phải phát kèm𝐆 quảng♚ cáo lẫn logo của AVG. Phân tích điều kiện này, một cán bộ VTV cho rằng như vậy sóng của các đài vô hình chung được sử dụng để phục vụ không công cho mục đích kinh doanh của AVG.
Thất bại trong việc thuyết phục các đài với phương án một, AVG đã hạ xuống phương án🎉 hai. Theo đó, VTV và VTC được chọn 21 trong tổng số 34 trận đấu của giải Ngoại hạng năm nay, trong đó kèm cả các trận đá bù vào các ngày thứ sáu, thứ hai (không nằm trong dịp cuối tuần), đồng thời chấp nhận chia đôi thời lượng quảng cáo. Nhưng ông Phạm Ngọc Tiến, đại diện VTV đàm phán với AVG chỉ ra ngay sự thiệt thòi của hai đài lớn. Trên thực tế, họ chỉ được chọn 12 trận đấu trong cả mùa giải vào những ngày cuối tuần – được coi là sản phẩm đẹp, thu hút được khán giả .
Nguyên🐭 nhân quan trọng nhất khiến VTV, VTC và các kênh thể thao của VFM không chấp nhận điều kiện của AVG chính là việc kinh doanh bản quyền các giải thể thao vốn dĩ rất khó khăn. Kinh nghiệm của VTV từ trước tới nay (tính cả thời còn chưa có AVG hay bất kỳ một công ty nào khơi ra trào lưu chạy đua về bản quyền truyền hình) cho thấy khai thác các sự kiện thể t🐻hao thường là lỗ. Tổng chi phí mua bản quyền, tổ chức sản xuất phục vụ các sự kiện thể thao quốc tế hấp dẫn luôn vượt số tiền thu về từ quảng cáo. Việc khai thác thương mại từ các giải bóng đá trong nước còn khó khăn hơn. Nhưng vì nhu cầu của người dân nên đơn VTV vẫn phải duy trì nhiệm vụ phát sóng. Khó khăn này cả VTC và các đơn vị khác cùng chia sẻ.
Trong bối cảnh bài toán kinh tế như vậy, AVG lại đưa ra những quy định mới ép lại các đài để thu lợi về mình khiến các đài khó chấp nhận. Ông Vũ Quang Huy, Phó giám đốc VTC bày tỏ quan điểm với VnExpress: "Yêu cầu của chúng tôiꦉ rất rõ ràng: VTC m♎uốn sóng sạch để tự sản xuất".
Ba ngày nữa, trái bóng Super 𒈔League sẽ chính thức lăn trên các sân cỏ của Việt Nam, nhưng ông Vũ Ngọc Tiến cho biết VTV chưa có kế hoạch phát sóng cho lượt đi.
Một cán bộ VTV đặt ra câu hỏi, liệu AVG có lợi không khi VTV, VTC, VFM đứng ngoài cuộc chơi khiến hồ sơ mời quảng cáo của họ sẽ thiếu sóng của một loạt các đài có tiếng, trong đó VTV có lượng khán giả trên cả nước rất đông vì là truyền hình miễn phí. Khi đó, giá m👍ời quảng cáo của AVG không thể duy trì ở mức cao, dù họ đang có 40 đài địa ♔phương sẵn sàng hợp tác.
Trong trường hợp AVG không thuyết phục được các đài, thì Truyền hình Hà Nội sẽ không còn đơn lẻ khi đứng ngoài cuộc nữa. Từ mùa giải năm ngoái, khi AVG mua được bản quyền truyền hình từ VFF, đài Hà Nội đã rút lui khỏi chương trình phát són🎃g V-League và ♕các giải đấu trong nước do VFF tổ chức.
Anh Dũng