Tổ chức giáo dục quốc tế Education First ngày 13/11 công bố Chỉ số thô✃ng thạo tiếng Anh toàn cầu - EPI (English Proficiency Index) năm 2024. Theo báo cáo, khả năng sử dụng tiếng Anh ở châu Á giảm nhiều hơn tất cả khu vực khác trên thế giới, so với năm trước.
Lý do phần lớn là vì Ấn Độ và Trung Quốc cùng tụt 9 bậc so với năm ngoái. Năm nay🃏, Trung Quốc xếp thứ 92/116, tụt hạng 4 năm liên tục, đạt 455 điểm. Ấn Độ xếp thứ 69, với 490 điểm.
Các quốc gia châu Á có độ thông thạo 💯tiếng Anh giảm đáng kể có thể kể đến là Nhật Bản, tụt từ vị trí 87 nă🌊m ngoái xuống 92, Thái Lan từ 101 xuống 106, Campuchia từ 98 xuống 111. Việt Nam cũng rơi 5 hạng, xuống vị trí 63.
Người Singapore dù dùng tiếng Anh tốt nhất châu lục, vẫn giảm một bậc, xuống vị trí thứ💝 3.
Chỉ 4 trong số 23 quốc gia được khảo sát ở châu Á có sự cải thiện về khả năng tiếng Anh trong ൲năm qua, gồm Nepal, Kyrgyzstan, Kazakhstan và Tajikistan. Tuy vậy, ba trong số này (trừ Nepal) chưa chạm tới mức trung bình về độ thạo tiếng Anh.
EF là một trong những tổ chức học thuật lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp dịch vụ du học, đào tạo ngôn ngữ, trao đổi văn hóa. Báo cáo EP♊I được công bố hàng năm, kể từ 2011.
Chỉ số E♌PI năm nay dựa trên kết quả làm bài thi Anh ngữ EF SET của 2,1 triệu người không phải bản ngữ, từ 18 tuổi trở lên, tại 116🔯 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đây là bài kiểm tra tiếng Anh trực tuyến♊ về kỹ năng Đọc và Nghe. Người thi được đánh giá 🦄thuộc một trong sáu cấp độ thành thạo dựa trên Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR). Thí sinh có thể làm bài miễn phí qua mạng.
EF cho biết không chỉ tại châu Á, mức độ thành thạo tiếng Anh tﷺoàn cầu đã giảm năm thứ tư liên tiếp. 60% số quốc g🅰ia được thống kê có điểm số thấp hơn so với năm trước.
Một trong những lý do, theo tổ chức này là ảnh hưởng của Covid-19. Ngoài𓆏 ra, tuy điểm số thay đổi ít nhưng xu hướng giảm cho thấy ng♌ười dân ở nhiều khu vực đang dần không quan tâm tới việc phát triển khả năng tiếng Anh vượt mức hiện tại.
Khánh Linh (Theo EF)