Trưa 🍸2/8, tại chốt cầu 110 trên quốc lộ 14, huyện Chư Pưh, Gia Lai - giáp ranh với Đăk Lăk, có cả trăm người đi xe máy, đồ đạc lỉnh kỉnh từ các tỉnh TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... về Gia Lai đang ngồi đợi ôtô đưa đi cách ly. Từng nhóm ngồi ở góc riêng, ăn uống, nằm nghỉ trong các khu lều bạt. Nhiều người t🏅ỏ ra mệt mỏi, ngồi gục đầu, nằm trên ghế hoặc dưới những bụi cây ven đường.
Cạnh lều nơi dành cho người🌳 về quê nghỉ ngơi, có vài điểm cấp phát thức ăn, nước uống miễn phí. Lực lượng chức năng hướng dẫn, phân luồng giao thông. Cán bộ y tế cầm loa mini, gọi tên những các trường h🐬ợp lên ôtô đi cách ly.
Anh Ksor H'lim, công nhân ở TP Dĩ An, Bình Dương cho biết, do dịch bệnh nên bị thất nghiệp hơn một tháng qua. Anh cố gắng đợi hết dịch🎐, đi làm lại kiếm tiền, nhưng nay địa phương tiếp tục giãn cách xã hội và các chốt trên đường về quê sắp đóng cửa, nên tối 1/8 anh cùng người bạn nhanh chóng thu gom đồ đạc, chạy xe máy về Gia Lai. "Tôi rất vui khi về tới quê", anh H'lim nói.
Sát chân cầu, hàng chục ng✃ười dân ở các tỉnh miền Trung nằm vạ ღvật ở khu lều tạm đợi thêm nhiều xe máy để được cảnh sát giao thông Gia Lai dẫn đường qua chốt kiểm soát lần cuối. So với những ngày trước, lượng người qua đây hôm qua giảm khoảng một nửa, sau khi các tỉnh phía trên theo hướng từ TP HCM lên đã dừng cho người về quê tự phát qua chốt.
Cách đó hơn 200 km về phía Nam, chốt kiểm dịch Cai Chanh (huyện Đăk Rlâpꦐ, tỉnh Đăk Nông) không còn cảnh người dân đi xe máy kéo hàng dài về quê tránh dịch. Thi thoảng chỉ có xe máy người ♍dân giáp ranh tỉnh Bình Phước qua địa phương làm rẫy, còn lại chủ yếu là xe tải chở hàng hóa qua chốt.
"Riêng n💝gày 1/8, chốt Cai Chanh ghi nhận gần 10.000 người chạy xe máy về quê", ông Đào Kim Nghiệp, Phó giám đốc Tr🎶ung tâm Y tế huyện Đăk Rlâp cho hay.
Trên quốc lộ 1A qua tỉnh Phú Yên lượng người chạy xe máy chở theo đồ đạc để trở về cũng quê giảm. So với những hôm trước, từng đoàn với chừ🍎ng 50-100 xe máy nối đuôi nhau, thì nay chỉ vài nhóm nhỏ 6-7 người hợp lại thành một đoàn. Những người này xuất phát từ các tỉnh phía Nam hai, ba hôm trước. Trên đường đi, xe máy của họ gặp sự cố hoặc dừng chân nghỉ để đảm bảo sức khỏe nên tách đoàn.
Đó là những người cuối cùng đi xe máy về quê khi các địa phương như Bình Dương, Bình Phước, Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa... đồng loạt dừng tiếp nhận người từ vùng dịch sau công điện của Thủ tướng yêu cầu "ai ở đâu ở đấy".
Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk cho biết, nếu người dân bằng cách nào đó đã lỡ về đến địa phận Đăk Lăk, tỉnh sẽ cho test nhanh Covid-19, kiểm traꦐ sức khỏe, phân loại và cách ly theo quy định.
"Quan điểm của tỉnh là dân đến địa phận Đăk Lăk thì chính quyền vẫn tiếp nhận, không để đói khát ngoài đường", ông Nghị nói và cho biết, những người đi dân ngoài tỉnh do xe hư hỏng dọc đường, hay không thể đꦰi tiếp vì các tỉnh khác đóng chốt, chính quyền tạm thời đưa họ vào khu cách ly tập trung.
Tương tự, Đồng Nai đã đưa 100 công nhân vật vạ bên đường vì không được qua chốt kiểm soát ở Bình Dương đến chùa Tịnh Hộ🐬i ở tạm. "Những lao động này đã trả nhà trọ, chúng tôi sẽ lo chỗ ở, nhu yếu phẩm, xét nghiệm cho họ. Còn hướng xử lý chờ chủ trương của tỉnh", ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ tịch UBND TP🌳 Biên Hòa nói và cho biết, yêu cầu các tổ khu phố, các phường ghi nhận đời sống của những người yếu thế, mất việc để phân bổ lương thực, thực phẩm kịp thời.
Trong khi đó, bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND Bình Phước cho biết, đã giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng lãnh đạo các huyện, thành phố lên danh sách những người dân Bình Phước đang gặp khó khăn ở các t💟ỉnh thành xuất﷽ hiện dịch để hỗ trợ kinh phí và lương thực, thực phẩm, động viên người dân an tâm ở lại nơi địa phương đang cư trú.
Còn những người về quê tự phát trước ngày 2/8, tỉnh đưa đến khu cách ly tập trung ở các huyện, thành phố. Trước đó một ngày, Bình Phước đã thông báo chỉ mở chốt và cảnh sát giao thông dẫn đường chuyến cuối cho hà𝔍ng ngౠhìn người đi qua.
Ở tỉnh giáp ranh, sau khi không cho người dân đi khỏi tỉnh, Liên đoàn Lao động Bình Dương cho biết sẽ ti♐êm vaccine, hỗ trợ tiền nhà trọ và nhu yếu phẩm cho những công nhân "mắc kẹt" ở tỉnh, không🅺 phân biệt hộ khẩu. Đến nay tỉnh đã hỗ trợ hơn 6.200 công nhân bị ảnh hưởng Covid-19 với số tiền trên 10 tỷ đồng.
Tại Nam Trung Bộ, dừng tiếp nhận người tự ý về quê, Phú Yên đang gấp rút lên kế hoạch đưa 12.000 người đang sống, làm việc tại TP HCM hồi hương bằng ôtô và tàu hỏa. Ông Trần Hữu Th✤ế, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Phú Yên đã đề nghị TP HCM hỗ trợ, tạo điều kiện để địa phương được đưa người dân về quê.
"Trong 15 ngày, chúng tôi sẽ đưa toàn bộ bà con♓ Phú Yên đã đăng ký về. Vì thế, mọi người xa xứ bình tĩnh, không được về quê tự phát, có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm cho bản thân, gây khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh", ông Thế nó𒆙i.
Tuấn Hà – Trần Hóa – Xuân Ngọc