Swire Pacific, một trong những tập đoàn gia đình giàu có nhất Hong Kon💧g, hôm qua đưa ra thông cáo với lời lẽ đanh thép, lên án "những hoạt động trái phép và hành vi bạo lực" trong phong trào biểu tình, đồng thời khẳng định luôn hậu th🀅uẫn chính quyền đặc khu.
"Swire Pacific vô cùng quan ngại trước tình trạng bạo lực đang diễn ra và sự đình trệ đang gây ảnh hưởng cho Hong Kong", thông cáo viết, bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn với trưởng đặc khu Carrie Lam và c💦ảnh sát "trong nỗ lực lꦯập lại luật pháp và trật tự".
CEO của tập đoàn đa ngành này là tỷ phú Merlin Swire. Đế chế kinh doanh của gia đình Swire đã tồn tại hơn 200 năm và chủ 🍌yếu hoạt động ở Hong Kong với nhiều khách sạn hạng sang, các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại cao cấp.
Swire cũng là cổ đông lớn nhất của hãng hàng không Hong Kong Cathay Pacific, vốn bị ảnh hưởng bởi làn sóng biểu tình kéo dài hơn hai tháng qua. Swire cho hay tập đoàn hoàn toàn ủng hộ Cathay Pacific "tuân thủ nghiêm ngặt" những lệnh cấm mới do giới chức hàng không Trung Quốc đưa ra cuối tuần qua. Theo đó, Cathay Pacific sẽ không được sử dụng các tiếp෴ viên ủng hộ hoặc tham gia biểu tình trên c🌜ác chuyến bay tới đại lục hoặc qua không phận Trung Quốc.
Thông cáo trên được đưa ra khi hàng nghìn người biểu tình tràn vào sân bay quốc tế Hong Kong hai ngày qua, chiếm giữ các quầy làm thủ tục, khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy và hàng nghìn hành khách mắc kẹt. Riêng Cathay Pacific đã hủy hơn 270 chuyến trong h🐈ai ngày và cổ phiếu của hãng tháng này đã giảm gần 14%.
Tối qua, cꦯảnh sát chống bạo động phải dùng hơi cay và dùi cui để trấn ꦫáp người biểu tình tại sân bay Hong Kong. Đến sáng nay, hoạt động của sân bay đã trở lại bình thường.
Sun Hung Kai, tập đoàn bất động sản do gia đình Kwok𝓀s giàu thứ ba châu Á sở hữu, hôm qua cũng kêu gọi người biểu tình chấm dứt bạo lực, tái lập trật tự xã hội và bày tỏ ủng hộ🥀 với chính quyền Hong Kong.
Trong khi đó, tài phiệt bất động sản Peter Woo, cựu chủ tịch của Wheelock & Co., kêu gọi người biểu tình hạ nhiệt, cho rằng họ đã giành được chiến thắng khi buộc chín꧙h quyền gác lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
"Đã đến lúc phải suy nghĩ sâu xa", ông Woo nói trong thông cáo hôm 12/8. "Sự phản đố𒅌i dự luật dẫn độ là 'cái cây lớn' của phong trào. Nhưng lần này, nguyện vọng lớn đã được chính phủ chấp thuận hôm 9/7. Cái cây này đã sụp đổ. Một số người đang lợi dụng vấn đề để khuấy động hỗn loạn một cách có chủ đích", ông nói thêm.
Phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi đã kéo dài qua 10 tuần liên tiếp, khiến trung tâm tài chính châu Á rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc.
Giới chức đặc khu cảnh báo sự gián đoạn hoạt động kinh doanh do biểu tình có thể gây ra hậu quả lâu dài hơn cả đại dịch SARS năm 2003, k🥃hi ngành du lịch Hong Kong bị ảnh hưởng nặng nề, và bất động sản sẽ nằm trong số những ngành công nghiệp bị tác động nghiêm trọng nhất.
Anh Ngọc (Theo CNN)