Tại lớp tư vấn sức khỏe thai, sản do Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC kết hợp với Trung tâm Sản Phụ ღkhoa - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức ngày 24/6, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa của hệ thống cho biết, khi mang thai hệ thống miễn dịch của phụ nữ sẽ hoạt động kém hơn bình thường, sức đề kháng yếu ớt vì vậy nguy cơ nhiễm bệnh cũng tăng lên. Mẹ mắc bệnh có thể lây nhiễm sang t🅘hai nhi, rủi ro khiến thai nhi bị dị tật, chết lưu hoặc sinh non. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi những virus, vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh.
Theo bác sĩ Chính, phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng các loại vaccine gồm: thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, cúm, bạch hầu, ho gà, uốn ꦐván, viêm màng não... Các loại vaccine được tiêm ở từng thời điểm và không thực hiện cùng một lúc hết các loại. Vì vậy, c🌳ác mẹ nên chuẩn bị cho việc tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 5-7 tháng.
Với thủy đậu, người trưởng thành vẫn có thể mắc nếu lúc nhỏ không bị. Một 🅰người khi mắc và đã khỏi thủy đậu nhưng virus này vẫn lưu lại ở hạch thần kinh có thể gây ra bệnh giời leo. Trường hợp đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, phụ nữ vẫn nên tiêm thêm một mũi để tăng cường c🍎ho hệ miễn dịch khi mang thai. Các mẹ nên tiêm vaccine thủy đậu trước khi mang thai tốt nhất 3 tháng.
"Nếu không nhiễm bệnh từ nhỏ, khi trưởng thành vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và bị biến chứng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai vốn có hệ miễn dịch yếu. Mặt khác, vꦿirus thủy đậu có thể truyền qua nhau thai gây thủy đậu bẩm sinh, tạo ra dị tật cho em bé", bác sĩ Chính nói.
Bác sĩ Chính cho biết, khi mang thai, nếu bà mẹ mắc bệnh sởi thì nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Mắc sởi trong lúc mang thai còn có thể gây♏ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ 💯nữ. Virus này cũng gây dị tật bẩm sinh, sin🐭h non và thai chết lưu. Nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.
90% trường hợp mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng, thậm chí có thể để lại di chứng🐈 khi trẻ chào đời. "Nếu mẹ bầu mắc rubella, đứa trẻ sinh ra có thể bị mù, điếc, xuất huyết dưới da, bệnh tim bẩm sinh...", bác sĩ Chính nói.
Vaccine phối hợp 3 t🙈rong 1 (sởi-quai bị-rubella) có thể phòng ngừa 3 bệnh này. Một số người khi còn nhỏ đã mắc 3 bệnh này có h🧸ệ miễn dịch tự nhiên hoặc có thể đã tiêm phòng khi còn nhỏ sẽ không chắc chắn 100 % là không bị mắc bệnh khi mang thai. Do đó, phụ nữ vẫn nên tiêm phòng vaccine này tốt nhất 3 tháng trước khi mang thai.
Cúm là bệnh thường gặp và thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng ở người bình thường. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. "Nếu đã mang thai mà chư🅺a kịp tiêm phòng cúm, các mẹ vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vì vaccine phòng cúm được điều chế từ những virus đã chết nên an toàn với thai nhi", bác sĩ Chính nói.
Theo Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, phụ nữ dưới 27 tuổi nên tiêm vaccine HPV phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh nguy hiểm do virus HPV. Vaccine này gồm 3 mũi, tiêm tron🔯g vòng 6 tháng. Nếu mang thai thì không thể tiêm do có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ nên tí♓nh toán thời gian phù hợp để hoàn thành tiêm vaccine này trước khi thụ thai.
"Mặc dù vaccine HPV khuyên dùng cho nữ giới từ 9-26 tuổi, tuy nhiên qua tuổi này vẫn có thể tiêm. Hiện nay, trên thế giới có thể tiêm vaccine này cho phụ nữ đến 45 tu🌺ổi nhưng hiệu quả bảo vệ sẽ không tốt như trong độ tuổi khuyến cáo", bác sĩ Chính cho biết.
Phụ nữ trong tuổi sinh sản nên tiêm vaccine ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván (3 trong 1) và vaccine uốn ván đơn trước khi có thai hoặc vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Vì bệnh uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Bạch hầu và ho gà là hai căn bệnh lây truyền qua đường 🐎hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang thai là rất cao. Hiện có loại vaccine phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván với một lần tiêm duy nhất.
Virus viêm gan A thường không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ, trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, phụ nữ nên tiêm trước khi mang thai. Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu và tiếp xúc dịch cơ thể. Vaccine viêm gan B gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 6 tháng. Nếu không hoàn thành 3 mũ🐎i trước khi mang thai, có thể tiếp tục tiêm phòng khi có thai (nếu có nguy cơ cao).
Mai Cat