Ngày 17/9, nghệ sĩ Đoàn Dũng qua đời ở TP HCM, thọ 79 tuổi. Ông sinh năm 1939 ở Hà Nội, có hơn nửa thế kỷ hoạt động nghệ thuật, được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) năm 1997... Nghệ sꦰĩ từng là phó giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam và hiệu trưởng đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM.
Đoàn Dũng là sinh viên khóa đầu của trường Nghệ thuật sân khấu I (nay là đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội), theo chuyên ngành kịch. Ông hoạt động song song ở cả mảng sân khấu và phim ♕ảnh, có nhiều tác phẩ♕m được nhớ đến. Trong sự nghiệp, cố nghệ sĩ chuyển đổi đa dạng giữa dạng vai chính diện và phản diện.
Biển lửa
Năm 1964, Đoàn Dũng tham gia phim Biển lửa của Phạm Kỳ Nam, kể về những trận chiến nơi tiền tuyến. Nhân vật của ông là đại đội trưởng Toàn - một chiến sĩ dũng cảm. Trong phim, Đoàn Dũng phải đóng nhiều cảnh hành động. Ở một trích đoạn, ông phải bế một chiến sĩ lội sông. Khi nhóm làm hiệu ứng cho nổ quá mạnh, sóng ngầm khiến Đoàn Dũng bủn rủn cả chân tay. Tuy nhiên, ông vẫn cố bê đồng đội diễn nốt để không làm hỏng đúp quay. Nghệ sĩ cũng kể lại kỷ niệm vui khi diễ꧋n cùng các hàng binh người châu Âu, châu Phi - được điều động để đóng vai quân địch. Dù là lính phe địch, họ vui mừng, nhắng nhít khi ra trường quay do tạm thoát cảnh ở tù, lao độ🍨ng.
Rừng O Thắm
Rừng O Thắm (1967) do Hải Ninh đạo diễn và biên kịch, kể về những chiến🃏 công của nữ chiến sĩ giao thông vận tải Thắm (Đỗ Thủy đóng). Câu chuyện diễn ra trong một ngày, lấy bối cảnh một🌳 đoạn đường ngắn nơi nhân vật chính phải hoàn thành nhiệm vụ giúp đoàn xe đi qua. Đoàn Dũng thủ vai một người lính lạc quan trong lúc kẻ thù đánh phá ác liệt. Ông mạo hiểm tự diễn cảnh lội xuống suối gánh cầu cho ôtô chạy qua.
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
Đoàn Dũng góp mặt trong tác phẩm nổi tiếng của điện ảnh cách mạng Việt Nam năm 1972, do Hải Ninh đạo diễn. ༺Nhân vật của ông là Vệ - một dân quân bị tên ác ôn Trần Sùng (Lâm Tới đóng) khống chế. Ông lột tả nhân vật vừa hung ác🌱 vừa bất lực qua những cảnh lè nhè, say khướt, đôi mắt xếch dữ tợn. Để nhập vai, Đoàn Dũng cho biết đã vào Cửa Tùng (Quảng Trị) ngay trong thời chiến để quan sát thực tế. Bộ phim của đạo diễn Hải Ninh xoay quanh cuộc sống ở hai bên đường biên giới chia cắt Việt Nam thời chống Mỹ. Nhân vật trung tâm là Dịu - một người phụ nữ ở lại bờ Nam khi chồng tập kết ra Bắc, sau thành bí thư chi bộ và nhiều lần bị chính quyền miền Nam bỏ tù.
Hoàng Hoa Thám
Năm 1987. đạo diễn Trần Phương thực hiện bộ phim Hoàng Hoa Thám, gồm hai tập Thủ lĩnh áo nâu và Lửa cháy đường chân trời. Đoàn Dũng thủ vai Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Yên Thế. Người anh hùng áo nâu nhiều lần giành ♕chiến thắng, khiến kẻ địch kính sợ và gọi là Hùm thiêng Yên Thế. Đây là vai chính nổi bật trong sự nghiệp điện ảnh của Đoàn Dũng. Nghệ sĩ thể hiện sinh động hình ảnh người anh hùng can đảm, kiên cường, được bà Hoàng Thị Thế - con gái Hoàng Hoa Thám -🍌 khen ngợi trên trường quay. Ở phim này, nghệ sĩ Trà Giang thủ vai bà Ba Cẩn - vợ Hoàng Hoa Thám.
Tây Sơn hào kiệt
Năm 2010, Đoàn Dũng hóa thân Tôn Sĩ Nghị - vị tướng Trung Quốc - trong Tây Sơn hào kiệt, tác phẩm kể chuyện Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Ông khắc họa cái ác, sự kiêu ngạo của nhân vật qua tiếng cười cường điệu giống nghệ thuật tuồng. Sự xấu xa của nhân vật đối lập với vẻ oai hùng, trượng nghĩ༺a của Nguyễn Huệ (Lý Hùng đóng). Ngoài đời, Lý Hùng là một trong những học trò của Đoàn Dũng trong thời gian ông làm việc ở TP HCM.
Ngoài các phim này, Đoàn Dũng góp mặt trong Tình yêu bên bờ vực thẳm, Em bé Hà Nội, Dòng sông thơ ấu, Ngọn tháp Hà Nội, Đất và lửa Ninh Thành Lợi, Đứa con kẻ tử tù... Ồng còn là giám khảo▨ của nhiều giải thưởng pꦇhim ở Việt Nam. Nghệ sĩ làm việc tận tụy đến cuối đời, hồi tháng 4 còn chấm Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc.
Ân Nguyễn