Cuộc thử nghiệm tên lửa đầu tiên của Triều Tiên được ghi nhận diễn ra vào các ngày 29 và 30/5/1993. Bình Nhưỡng bắn một tên lửa Nodong-1 (Rodong-1) từ một căn cứ tại huyện Hwadae, gần thủ phủ Wonsan của tỉnh miền nam Kangwon. Mục tiêu của tên lửa là một phao nổi trên biển Nhật Bản. Triều Tiên cho hay cuộc thử nghiệm tên lửa này nhằm mục đích xuất khẩu sang Iran để đổi lại dầu mỏ. Trong ảnh là một tên lửa được cho là Nodong-1 của Triều Tiên. Ảnh: Forcesmilitary |
Vào ngày 31/8/1998, Triều Tiên bắn tên lửa Paektusan mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-1 (ảnh) lên quỹ đạo và trở thành quốc gia thứ 9 trên thế giới làm được điều này. Tuy nhiên, dư luận quốc tế cho rằng vụ phóng vệ tinh này đã thất bại, trong khi Mỹ khẳng định đây thực ra là một cuộc thử nghiệm tên lửa Taepodong-1. Ảnh: Wikipedia |
Triều Tiên thực hiện hai loạt thử tên lửa vào ngày 5/7/2006, với ít nhất 5 quả được bắn xuống vùng biển Nhật Bản, gồm: 2 tên lửa tầm ngắn Nodong-2, một tên lửa Scud và 2 tên lửa Taepodong-2 (được cho là có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ). Hình vẽ phía trên mô tả vị trí các tên lửa được bắn đi (Launch Site) và nơi chúng rơi xuống (các hình bầu dục màu xanh). Đồ họa: Wikipedia |
Ngày 5/4/2009, tên lửa Unha-2 được phóng đi từ bãi phóng vệ tinh Tonghae, ở Musudan-ri, thuộc đông bắc của Triều Tiên. Tên lửa này mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-2 lên quỹ đạo của trái đất. Tuy nhiên, Mỹ và Hàn Quốc cho rằng tên lửa này và bất cứ thứ gì mà nó mang theo đã rơi xuống Thái Bình Dương, trong khi Cơ quan Vũ trụ Nga cho hay không có vệ tinh nào của Triều Tiên xuất hiện trên quỹ đạo ở thời điểm đó. Ảnh: AP |
Video vụ phóng tên lửa Unha-2 / Video quá trình bay của tên lửa Unha-2 |
Hình vẽ mô tả chi tiết quá trình phóng tên lửa Unha-2, trong đó cho thấy tầng thứ nhất của tên lửa rơi xuống vùng biển cách bờ biển Akita của Nhật Bản khoảng 180 km về phía tây. Thông tin về tên lửa này chấm dứt khoảng 11 phút sau, với điểm cuối cùng cách bờ đông của Nhật Bản khoảng 2.000 km về phía đông. Đồ họa: United States Northern Command, Japan Ministry of Defense |
Bức ảnh này được hãng tin chính thức KCNA của Triều Tiên công bố vào ngày 8/4/2009, cho thấy cảnh một trung tâm kiểm soát với màn hình lớn thể hiện hình ảnh tên lửa Unha-2 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-2 chuẩn bị được phóng lên không trung. Ảnh: Xinhua/KCNA |
Ngày 25/5/2009, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ hai tại khu vực Kilju ở đông bắc của nước này, nơi được cho cũng là địa điểm tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào năm 2006. Cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên được đánh giá gây chấn động ngang với một trận động đất mạnh 4,7 độ Richter. Đồ họa: AFP Cùng ngày⛦ với cuộc thử hạt nhân thứ hai, Triều Tiên được cho là tiến hành một số cuộ💟c thử tên lửa đất đối không tầm ngắn. |
Khoảng hai tháng sau, vào ngày 4/7/2009, Triều Tiên bắn thử 7 quả tên lửa Scud xuống vùng biển Nhật Bản, khiến các nước láng giềng lo ngại. Trong ảnh là một tên lửa giả (giữa) mô phỏng theo tên lửa Scud-B của Triều Tiên được trưng bày tại Bảo tàng Ký ức Chiến tranh Triều Tiên ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Ảnh: AP |
Triều Tiên hôm 16/3 công bố kế hoạch phóng tên lửa tầm xa từ Đài Phóng Vệ tinh Sohae huyện Cholsan, tỉnh Pyongan, để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Kế hoạch này bị nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ phản đối mạnh. Đồ họa: AFP |
Hình vẽ cho thấy tầm hoạt động của các loại tên lửa chính ꧋của Triều Tiên, gồm: Scud D (700 km), No-dong hay Ro-dong (1.000 km), Taepodong-1 (2.200 km), Taepodong-X (4.000 km) và Taepodong-2 (ít nhất 6.000 km). Theo hình vẽ này, các tên lửa Taepodong-2 hoàn toàn có thể bắn trúng các mục tiêu tại bang Alaska của nước Mỹ. Triều Tiên được cho là có hơn 1.000 tên lửa với khả năng hoạt động đa dạng. Chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng được bắt đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước. 🔯Theo các chuyên gia nước ngoài, các tên lửa của Triều Tiên hoàn toàn có thể mang đầu đạn hạt nhân. Đồ họa: Council for Foreign Relations/BBC |
Hà Giang