Thứ năm, 15/12/2016, 14:10 (GMT+7)
Thứ năm, 15/12/2016, 14:10 (GMT+7)

Cách ăn vận của người Việt thời bao cấp

Thân áo rộng, quần thụng cạp cao, dép quai hậu... là phong cách đặc trưng của người Bắc trước thời kỳ Đổi mới, trong khi miền Nam đa phong cách hơn.

1976

Theo nhà thiết kế Vũ Việt Hà - giảng viên ngành Thiết kế thời trang, khoa Mỹ thuật của Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, trước Đổi mới, khái niệm thời trang chưa được định hình rõ nét ở Việt Nam do điều kiện kinh tế chưa phát triển và không có cơ hội giao lưu với văn hóa thế giới. Ở phương Tây, đây là thời kỳ thời trang phát triển thăng hoa, còn tại Việt Nam, một mẫu trang phục có 🍌thể được mặc xoay vòng trong nhiều🍸 năm. Mẫu mã trang phục thiếu đa dạng, đaꦚ số người dân ăn vận đơn giản🌼 và giống nhau, chủ yếu là sơ mi thụng và quần ống rộng.

1976

Tại miền Bắc, dấu ấn thời trang thập niên 1970 thể hiện ở những trang phục rộng thùng thình, sơ mi cổ bẻ ve, quần lụa ống đứng, quần cạp cao, quần xếp ly dáng thụng của cả nam và nữ, song kiểu qu𓃲ần của nam giới thường ngắn hơn so với quần nữ. 

cach-an-van-cua-nguoi-viet-thoi-bao-cap-2

Họa tiết trên trang phục thời kỳ 1976 - 1986 không được c𝓰hú trọng, chủ yếu là vải trơn. Bảng màu trong giai đoạn này thiên về sắc độ trung tính, nhiều nhất là trắng và đen. Trong ảnh là trang phục thường ngày phổ biến c෴ủa phụ nữ miền Bắc năm 1976.

1981

Tầng lớp t❀rung lưu và thượng lưu trong xã hội thời đó có thêm sự lựa chọn với tông màu cam nhạt, nâu nhạt, họa tiết hoa hoặc mắt cáo, kẻ, chấm bi... theo xu hướng mốt thập niên 1970. Trong ảnh là thanh niên Việt năm 1981 với phong cách ăn mặc lúc bấy giờ.

1982

Năm 1982, áo phông, quần jeans ống vẩy - món đồ gây bão của thập niên 1970 xuất hiện lác đác ở những gia đình có điều kiện tại miền Bắc. Lúc này, phong cách thời trang người dân chịu ảnh hưởng c🅰ủa những ban nhạc thập niên 1970 và những sàn nhạc disco.

cach-an-van-cua-nguoi-viet-thoi-bao-cap-5

Mùa đông, trang phục phổ biến nhất là áo đại cán và áo chần bông được các công ty may đị🤡a phương và các công ty may của quân đội sản xuất. Mũ nồi ho🎶ặc mũ beret là phụ kiện phổ biến lúc bấy giờ. Trong ảnh là mùa đông Hà Nội năm 1977.

cach-an-van-cua-nguoi-viet-thoi-bao-cap-6

Những sản phẩm được cho là thời trang nhất giai đoạn 1976 - 1986 ra đời ở các làng nghề truyền thống hoặc các gia đình trong phố cổ Hà Nội với nghề gia truyền như thêu, đan dệt, may đo. Đó là áo len đan ta♌y, áo chần bông may tay và chần tay bằng lụa, gấm, satin, nhung the... điểm nhấn là những chi tiết cúc áo tết công phu.

1980

Kiểu dép nổi tiếng nhất thời kỳ này là dép lê và dép quai hậu của công ty nhựa Tiền Phong và công ty nhựa Hải Phòng. Trong ảnh là gia đình bà Lê Thị Bằng (phố Khâm Thiên, Hà Nội) năm 1980 với những đôi dép lê, guốc mꦐộc...

1984

Trong khi đó, phụ nữ phố cổ Hà Nội thường diện những đôi guốc mộc được khắc đẽo bằng tay, có quai nhựa hoặc quai gấm nữ tính vì có điều k⭕iện kinh tế, chịu ảnh hưởng giao thương buôn bán. Những người có cơ hội tiếp xúc với văn hóa phương Tây diện thêm giày cao gót. Trong ảnh chụp năm 1984, bà Trần Kim Loan (bên phải, sống ở đường Láng Hạ, Hà Nội) mặc đồ chịu ảnh hưởng lớn từ xu hướng mốt thập niên 1970, 1980 với cách phối tất cổ ngắn cùng giày cao gót. Bộ cánh kết hợp váy liền thân tay áo bồng, đồng hồ và dây chuyền ngọc trai.

cach-an-van-cua-nguoi-viet-thoi-bao-cap-9

Theo nhà thiết kế Vũ Việt 𓄧Hà, trang phục của người dân miền Nam thời kỳ này mang nhiều nét hiện đại, đa phong cách hơn so với miền Bắc. Tại Sài Gòn, ngoài sơ mi cổ cánh sen hoặc sơ mi thắt eo, các cô gái trong gia đình khá giả có thể꧃ diện chân váy chữ A của thập niên 1960 hay đầm thắt eo ngắn, dài.

cach-an-van-cua-nguoi-viet-thoi-bao-cap-10

Một trong những kiểu trang phục đặc trưng của phụ nữ miền Nam là áo bà ba, q😼uần lụa đen, nón lá. Trong ảnh là người dân trên phố Nguyễn Huệ (Sài Gòn) năm🌟 1984.

*Trang phục cưới, áo t🌸ắm và kiểu tóc của người Việt trước Đổi mới

Ảnh: NVCC, Michel Blanchard

>> Xem thêm:

Những bộ phim Việt đình đám nhất thời bao cấp

Dấu ấn tà áo dài những năm trước Đổi mới

Ý Ly   |  

 
Chia sẻ bài viết qua email