Giáo sư, tiến sĩ Bùi Quang Thanh, chuyên gia Văn hóa dân gian của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam trao đổi với VnExpress một số lưu ý khi bài trí bàn thờ Tết Nguyên đán mà các gia đình có thể tham khảo.
1. Lau dọn bàn thờ bằng rượu gừng
Trong văn hóa người Việt, lau dọn bàn thờ (lễ bao sái) thể hiện sự hiếu ngh✃ĩa, thành tâm với tổ tiên. Theo giáo sư Bùi Quang Thanh, bất cứ khi nào thấy ban thờ chưa được trang nghiêm, gia chủ cần phải lau dọn, không nhất thiết chờ đến dịp cuối năm.
Theo truyền thống xưa, người dọn dẹp ban thờ thường là đàn ông – người đứng đầu gia đình, có tiếng nói quan trọng nhất trong nhà. Trước khi lau, họ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, thắp hương lên xin phép rồi mới tiến hành công việc. "Có những gia đình, để cẩn trọng, người lau dọn còn dùng một tấm khăn điều che ngang mặt, tránh thở trực tiếp vào bàn thờ, bởi họ quan niệm sẽ gây ô uế không gian linh thiêng nơi thờ phụng", ông T🥂hanh nói.
Khi lau dọn, nên dùng một chiếc khăn mới, lau từ cao xuống thấp. Nước lau là rượu có thêm nhánh gừng đập dập. Tùy quan niệm, c🐲ó gia đình tuyệt đối không xê dịch bát hương khi tỉa chân nhang và lau chùi, có những gia đình lại mang ꧃bát hương xuống lau chùi rồi mới rước lại vị trí cũ.
Với những trường hợp buộc ✃phải xê dịch, nên thắp hương báo cáo tổ tiên rồi di chuyển cẩn thận xuống, hết sức tránh đổ vỡ. Sau khi tỉa chân nhang, lại trịnh trọng đặt về đúng vị trí ban đầu.
Sau khi rút chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường để lại 3 hoặc 5 chân hương cũ). Số còn lại đốt thành tro, có thể vùi vào gốc cây, không nên vứt vào những nơi bị co⛎i là ô uế, mất vệ sinh hoặc thùng rác.
2. Bày mâm ngũ quả theo Ngũ hành
Theo quan niệm của người Á Đông, Ngũ quả (5 loại quả) là vật lễ được dâng lên ban thờ để thờ cúng với màu sắc khác nhau, tượng trưng🧜 cho năm yế൲u tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, vốn được cho là 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ.
Vì thế, mâm ngũ quả thường bày các loại quả có 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Cũng có quan niệm cho rằng ngũ quả tượng trưng cho 5 điều con người ước mong có được, gọi làꦿ Ngũ Phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Con số 5 theo tín ngưỡng dân gian là con số của sức sống toàn vẹn và thành đạt.
Để gộp nên một mâm ngũ quả, người dân trong các gia đình từ Bắc vào Nam, thường tùy theo ý thích và quan niệm mà lựa chọn hoa quả𒊎. Các loại trái cây bày trên mâm ngũ quả luôn đa dạng, vừa mang phong vị của vùng quê vừa thể hiện tâm trí của người chủ trong gia đình với những ước mong về một sự bình yên, hạnh phúc. Mỗi loại quả được chọn dâng lên ban thờ thường gắn với một ý nghĩa chung, chẳng hạn ♌màu xanh tượng trưng cho sự cân bằng, bình yên, màu đỏ hay cam tượng trưng cho sự may mắn, màu vàng tượng trưng cho sự phát tài phát lộc...
Quan sát mâm ngũ quả của các gia đình từng vùng miền thường thấy có sự khác nhau. Người miền Bắc bài trí mâm ngũ quả bằng chuối xanh, bưởi (hoặc phật thủ), đào, hồng và cam hoặc quýt. Người miền Nam bày biện mâm ngũ quả bằng 5 trong số các loại quả như xoài, cam, dứa (trái thơm), đu đủ, s🌸ung, mãng cầu, dưa hấu... Nhiều người còn suy diễn từ cách đọc phát âm tên loại quả để lựa chọn đưa vào mâm lễ, với ý nghĩa biểu đạt mong ước của gia đình, chẳng hạn, theo phát âm của từng trái làm sao để có thể đạt: Đu đủ (no đủ), sung (sung túc, giàu có), xoài (đủ tiền tiêu xài),... Còn người dân ở miền Trung, cách bài trí mâm ngũ quả có phần đơn giản hơn do khí hậu vùng này khó trồng đượ🍌c các loại quả đa dạng như hai miền Nam – Bắc, cho nên chủ yếu thường bài trí dưa hấu, cam, hồng, đu đủ, bưởi, quýt...
Dù bài trí mâm ngũ quả bằng các loại quả khác nhau, nhưng mọi gia đìn꧃h luôn tuân theo một "nguyên lý" chung là bài trí theo hình thứcﷺ quả to, nặng đặt ở dưới làm đế, những quả có trọng lượng nhỏ chèn bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống, sao cho nhìn đẹp mắt, không rơi rụng là được.
Nhìn chung♌, điều quan trọng ở sự gặp gỡ các ý niệm chung là qua sự bài trí mâm ngũ quả 🐽trên ban thờ đều thể hiện sự thành tâm, tôn kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc đủ đầy.
"Bởi vậy kh൲ông nên quan niệm cứ là loại quả đắt tiền mới là tốt. Lòng thành tâm, hiếu kính của con🙈 cháu hướng tới công đức tổ tiên, cha mẹ mới là điều quan trọng nhất", ông Thanh nói.
3. Một số loài hoa kiêng kị cắm bàn thờ ngày Tết
Hiện nay, nhiều🐎 gia đình chọn hoa giả cắm bàn thờ ngày Tết để tiết kiệm chi phí cũng như không phải thay nước. Tuy nhiên, theo giáo sư Thanh, việc cắm hoa giả là không nên bởi ngay từ tên gọi đã không thể hiện sự thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.
Ngoài ra có một số loại hoa theo quan điểm truyền thống không nên cắm ban thờ ngày Tết như hoa ly (đồng âm với sự chia ly🐬); hoa lay ơn (thể hiện tình cảm trai gái, thường dùng trong đám cưới); hoa lan (theo quan điểm dân gian thể hiện sự đỏng đảnh của người phụ nữ), hoa loa kèn (thể hiện sự ba hoa bởi miệng rộng). Theo giáo sư Thanh, để thể hiện sự thành kính với tổ♔ tiên, cũng không được mang hoa dại mọc ven đường bày biện lên ban thờ.
"Bàn thờ là nơi t𒁃hanh tịch, linh thiêng, vì thế không nên treo đèn nhấp nháy, lòe loẹt để trang trí, mà thay vào đó nên sử dụng đèn dầu hoặc nến", ông nói.
4. Ban thờ trên cùng không đặt cỗ mặn
Một số gia đình thường thờ Phật trên bàn thờ gia tiên nên phải đặt ở vị trí cao nhất. Ở những gia đình dành riêng một nơi phục vụ cho việc thờ tự thì bàn thờ tam cấp (3 tầng), nhị cấp (2 tầng) thường được ưu tiên sử dụng. Không nên bày biện đồ cúng mặn ở tầng cao nhất của ban thờ vì liên q✅uan tới sát sinh, điều cấm kỵ trong nhà Phật cũng như tín ngưỡng dân gian. Ở tầng trên cùng có thể đặt hoa quả, bánh kẹo hoặc đồ chay nếu đủ rộng.
"Mâm cỗ cúng Tết nên đặt ở ban thờ ꦜdưới. Với những gia đình ở chung cư, do hạn chế v🧸ề không gian, nên bàn thờ thường nhỏ không phân chia cấp bậc, treo như dạng xích đông, khi cúng cỗ mặn nên đặt riêng ra một chiếc bàn nhỏ ở phía bên dưới", ông Thanh nói.
5. Đặt 2 cây mía bên ban thờ
Ngoài mâm cúng nꦛgũ quả, bên cạnh bàn thờ nhiều gia đình còn trưng hai cây mía còn nguyên lá và rễ.
Theo giáo sư Thanh, mía có nhiều khúc, được kết nối với nhau qua các mắt nằm giữa hai khúc, chính điều này người dân quan niệm cây mía tượng trưng có sự kết nối âm dương và gౠiao hòa trời đất. Mía có vị ngọt, bởi vậy trưng mía ở hai bên ban thờ còn thể hiện mong muốn có một năm mới ngọt ngào, êm ấm.
"Ngoài🍷 ra, mía còn được xem như chiếc đòn gánh, chở thành quả lao động của con cháu lao động trong một năm để gửi đến tổ tiên tron🐭g những ngày đầu năm mới", ông Thanh nói và cho biết, theo quan niệm dân gian, mía cũng còn được coi là thứ "vũ khí" tượng trưng để xua đuổi các loại tà ma, cô hồn trên chặng đường ông bà tổ tiên về đón Tết với con cháu.
Hải Hiền