ꩲTham gia bán hàng trên sàn Shopee từ năm 2019, thương hiệu thời trang Coolmate đã xây dựng được kênh riêng cùng đội ngũ vận hành am hiểu người dùng mua sắm online. Tuy nhiên, đơn vị này cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế trong năm qua. Đại diện nhãn hàng cho biết, so với năm 2022, nhu cầu mua sắm của người dùng giảm rõ rệt, giá trị đơn hàng trung bình trên một khách hàng cũng bị thu hẹp.
ꦰĐể vượt qua thách thức chung, nhãn hàng thời trang này đã nghiên cứu, cho ra mắt các sản phẩm với định giá thấp hơn xong chất lượng không đổi, phù hợp xu hướng chi tiêu tiết kiệm của người dùng. Song song đó, nhãn hàng cân nhắc lựa chọn các gói quảng cáo phù hợp cùng với các gói hỗ trợ từ sàn thương mại điện tử như vouchers giảm giá trên livestream, trợ giá miễn hết phí ship mỗi tháng, giúp các sản phẩm mới dễ tiếp cận khách hàng và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
♓Hơn nữa, nhãn hàng còn tận dụng những ngày sale số đôi, ngày sale giữa tháng... của sàn Shopee để tạo thói quen mua sắm cho khách hàng. Đây là nguồn thu quan trọng khi chiếm 25% doanh số một tháng của nhãn hàng.
"Năm 2023, chúng tôi đạt mức tăng trưởng 1,5 lần. Thương hiệu đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 1,7 lần năm 2024 và tập trung thêm nguồn lực về tài chính, nhân sự cho kênh bán hàng online trên sàn", đại diện Coolmate chia sẻ. Đơn vị cũng mong muốn sẽ tiếp tục nhận được nhiều chính sách hỗ trợ, đồng hành từ Shopee dành cho các nhà bán hàng.
🧸
Bên cạnh tận dụng bán hàng đa kênh trên sàn thương mại điện tử, hình thức mua sắm mới như livestream cũng đem lại doanh thu lớn cho các nhà bán hàng. Theo Metric, livestream giải quyết được những băn khoăn của khách hàng khi mua sắm trực tuyến như được nhìn sản phẩm và nhận tư vấn trực tiếp bởi người bán. Ngoài ra, việc mã giảm giá được tung ra liên tục theo từng thời điểm giúp người mua nhanh chóng đưa ra quyết định chốt đơn.
ꦕThương hiệu thời trang TokyoLife cũng đang tích cực đa dạng kênh bán và triển khai nhiều chương trình khuyến mại thúc đẩy doanh số. Thậm chí, nhãn hàng này còn có sản phẩm và chiến lược riêng dành cho gian hàng trên sàn Shopee.
𝓀Theo đó, livestream là chiến lược chủ lực được hãng tập trung đầu tư và phát triển. Nhãn hàng cho biết thêm, nhờ tận dụng sự hỗ trợ từ sàn Shopee về voucher, các phiên livestream có sự góp mặt của người nổi tiếng/ người tiêu dùng có sức ảnh hưởng (KOL/KOC) để gia tăng doanh số.
🤪Cùng trong năm qua, doanh nghiệp ngành hàng nước chấm gia vị - Mắm Lê Gia cũng nhận về quả ngọt khi linh hoạt bắt kịp xu hướng bán hàng online. Dù mới trải nghiệm tính năng livestream trên sàn Shopee từ tháng 8/2023, gian hàng Mắm Lê Gia đã chứng kiến lượng đơn hàng tăng 3,5 lần so với trung bình ngày thường chỉ sau bốn phiên livestream. Đặc biệt, tại ngày sale 25/8, thương hiệu có tổng cộng hơn 20.000 lượt xem qua hai phiên livestream diễn ra cùng ngày.
🐎Năm qua, cùng với việc mang đặc sản của Việt Nam đến nhiều thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia..., sự ủng hộ của người dùng cùng sự hỗ trợ từ các chính sách, công cụ livestream, phân bổ đơn vị vận chuyển từ sàn Shopee góp phần đưa doanh số năm tăng trưởng đạt 200%, đồng thời giúp lượng đơn hàng tăng 255% so với cùng kỳ năm 2022.
༺Bước sang năm 2024, Mắm Lê Gia kỳ vọng kênh bán hàng online trên Shopee sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 200%. Nhãn hàng cũng có kế hoạch tập trung đầu tư vào các phiên livestream và sản xuất video ngắn nhằm gia tăng tương tác trực tiếp và trải nghiệm thực tế cho người dùng.
🀅Theo Báo cáo toàn cảnh thị trường bán lẻ trực tuyến 2023 của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, doanh thu trên các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đã tăng hơn 53% lên 232.134 tỷ đồng. Trong đó, thị phần doanh thu thương mại điện tử so với tổng doanh thu toàn thị trường B2C đã mở rộng lên 46,5%, cho thấy sàn thương mại điện tử đang trở thành kênh bán hàng thu hút.
(Nguồn: Shopee)