Trả lời:
Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người mắc. Do đó, việc nhận biết cơn khó thở, cơn hen nặng nguy kịch rất qౠuan trọng, giúp cho bệnh nhân thoát khỏi cơn ho khó thở hoặc thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Đối tượng dễ bị hen phế quản là người có cơ địa dị ứng, trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái phát nhiều lần hoặc tiền sử gia đình có người bị hen phế quản. Người làm việc bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi thuốc lá, người thừa cân béo phì, người có tiền sử mắc bệnh dị ứng về da hô hấp cũng có ꧋nguy cơ mắc bệnh. Tiếp xúc lông thú nuôi như chó, mèo chim, mạt bụi, nấm mốc trong nhà, gián hoặc côn trùng khác dẫn đến hen. Thời tiết chuyển lạnh khiến bệnh nhân dễ nhiễm trùng do cảm cúm cảm lạnh, vi khuẩn, virus... Một số khác lo lắng, stress, dị ứng thức ăn...
Dấu hiệu cảnh báo cơn hen gồm khó thở cả ngay cả khi nghỉ ngơi, phải ngồi ngả ra trước để thở. Bệnh nhân nói chậm từng từ, nói câu ngắt quãng, thậm chí khi lên cơn hen nguy kịch thì không nói được, kích thích vật vã. Cơn hen nặng, bệnh൩ nhân thở nhanh thường trên 30 lần/phút, cơnꦑ hen nguy kịch bệnh nhân thở chậm dưới 10 lần/ phút hoặc ngưng thở.
Dấu hiệu khác như ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi,𝕴 ho, chảy mũi, chảy nước mắt... sau đó khó thở, tức ngực, khó khè, ho liên tục, nói khó, cảm giác lo âu, vã mồ hôi, tím môi. Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến bệnh nhân bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức... thậm chí tử vong.
Các bước s♒ơ cứu khi người bệnh lên cơn hen cấp tính:
Bước 1: Đưa người bệnh rời khỏi tác nhân kích động cơn hen đến nơi 🍌thoáng khí, vắng n🦩gười.
Bước 2: Làm ấm cơ thể người bệnh, t𓄧ránh điều hòa, quạt.
Bước 3: Đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người, giúp người bệnh dễ thở. Tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh trong khi người bệnh đang lên cơn hen, dễ khiến cho bệnh nhân khó thở, nặng ngực và tức ngực hơ🀅n.
Bước 4: Sử dụng ngay thuốc điều trị dạng✤ xịt tác dụng nhanh. Nếu sau 20 phút cơn hen không giảm thì tiếp tục xịt đúng liều lượng và đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất cấp cứu. Trường hợp người bệnh tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không nói chuyện được... cần gọi ngay cấp cứu. Trong thời gian đợi xe, bạn phải tiếp tục xịt thuốc cắt cơn, nếu có thể tiêm thuốc giãn phế quản cho người bệnh.
Bệnh nhân và người nhà bệnh nh♏ân hen phế quản cần phòng ngừa và điều trị bệnh hen theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh các yếu tố có thể khiến khởi phát cơn hen. Người bệnh luôn phải mang bên mình thuốc cắt cơn khó thở, nhất là khi thời tiết giao mùa, trở lạnh và chú ý đến các dấu hiệu có thể xuất hiện cơn khó thở.
Vào mùa lạnh, cần giữ ấm cơ thể, không ăn uống đồ lạ🐓nh; đeo khẩu trang khi ra ngoài. Không nuôi chó mèo, không tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, khói bụi khác.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hồng Nhung
Phó Trưởng khoa Nội, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ