Trả lời:
F0 bị đau họng, ho, có thể dùng mật ong và bổ phế thảo dược để đỡ đau họng, bớt ho. Nếu ho khan, dùng dextromethorphan hoặc alimemazin, diphenhydramin. Nếu ho có đờm đục, xanh, vàng thì không dùng các loại giảm ho khan nói trên mà cần dùng kháng sinh kết hợp với loꦫng đờm (ambroxol hoặc acetyl-cystein).
Một số loại thuốc trị cảm cúm tổng hợp có thể có 2-3 thà༺nh phần vừa hạ sốt, vừa co mạch giảm tiết dịch vừa chống dị ứng như Decolgen (xanh và vàng), Rhumenol, Tiffy.
Lưu ý, khi ho khan thì không dùng thuốc long đờm. Trường hợp sử dụng thuốcꩵ kháng sinh phải có sự tư vấn của bác sĩ, tuyệt đối𝓰 không được tự ý dùng.
Nên bổ sung nước điện giải như oresol, các loại bột hoặc viên pha nước bù điện giải, nước dừa, nước cháo, nước hoa quả... các loại nước Pocari, Revive, Aquarius... Mỗi ngày uống một viên vitamin tổn🎃g hợp, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc.
Chốnﷺg nôn bằng nước gừng ấm, chống ngạt mũi bằng nước muối sinh lý Otrivin 0,05%. Nếu phải dùng thuốc chống nôn, tham khảo bác sĩ.
Khi mắc Covid-19, bạn có thể xông hơi để giúp cơ thể dễ chịu, từ đó hệ miễn dịch hoạt động tốt, giảm ho, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, xông không có tác dụng diệt virus, chỉ nên xông hạn chế, mỗ🎉i ngày một lần, ở nơi kín gió.
Người trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền (tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh gan thận mạ🥂n tính, ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch dài ngày...), hoặc chưa tiêm đủ vaccine, cân nhắc dùng sớm (trong vòng 5 ngày đầu tiên khởi phát) thuốc kháng virus molnupiravir hoặc favipiravir.
Thuốc molnupiravir có thể 💙ảnh hưởng gan và thận, nên dùng thêm thuốc bổ gan. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai hay cho con bú.
Trong trường hợp chỉ số 💛SpO2 giảm dưới 96%, nhịp thở tăng trên 20 lần/phút, trước khi nhập viện, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng đông, kháng viêm corticoid (thường kèm thuốc bảo vệ dạ dày và kháng sinh). Không nên tự ý dùng kh🌄i không có chỉ định.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng