* Việt Nam - Thái Lan: 19h30 hôm nay 13/1, trên VnExpress.
Những miếng đánh ở biên là thứ vũ khí chủ đạo của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2022. Nhưng trong những thế trận không thể đưa quả bóng xuống hai biên để tạt vào trong, sự trực diện với những pha bóng tấn công theo chiều sâu trở thành giải pháp hữu hiệu. Điều này được minh chứng qua cách thầy trò HLV Park hạ tuyển Indonesia ở bán kết.
Khó khăn trong trận bán kết lượt đi
Ở vòng bảng, Indonesia luôn đá 4-2-3-1 hoặc 4-4-2 khi phòng ngự. Nhưng tiếp Việt Nam tại Jakarta, HLV Shin Tae-yong quyết định chơi 5-3-2. Jordi Amat – người từng th🌺i đấu ở La Liga và Ngoại hạng Anh - đá giữa trong hàng thủ năm người, hai bên là Aryanto và Ridho. Hai cầu thủ chạy cánh Arhan và Mangkualam đều giữ vị trí rất thấp, thay vì có xu h𒅌ướng dâng cao như các trận trước.
Tại Bung Karno, lần đầu tiên từ đầu giải, Việt Nam chỉ dứt điểm điểm bốn lần, với đúng một tình huống trúng đích. Đó cũng là con số thấp nhất của thầy trò Park từ đầu giải. Thống kê từ Opta còn cho thấy, với các pha dứt điểm trận này của Việt Nam chỉ có giá trị bàn thắng kỳ vọng 0,13, cũng thấp nhất ở giải đấu.
Màn trình diễn thất vọng hôm đó của Việt Nam còn được phản ánh qua việc suốt cả trận đấu, đội chỉ có đúng bảy lần chạm bóng trong vùng cấm đối phương - ít nhất từ đầu giải, và không 🃏có lấy một lần tạo ra được cơ hội ngon ăn. Hai cầu thủ duy nhất của Việt Nam có được nhiều hơn một pha chạm bóng trong khu vực 16m꧒50 của Indonesia là Phan Văn Đức và Nguyễn Quang Hải, với mỗi người cũng chỉ hai lần.
Hình ảnh quen thuộc của Việt Nam trận đó là không thể đưa bóng xuống đáy biên để tạt vào trong, và cũng không thể chiếm lĩnh khu vực trọng yếu ở trung lộ ngay trước vùng 16m50 (tức zone 14 trong thuật ngữ chiến thuật bóng đá). Thậm chí còn tệ hơn so với trận hòa 0-0 trên sân Singapor🔴e, các học trò của ông Park chỉ có thể chuyền bóng quẩn quanh khu vực ngoại vi ở cuối một phần ba sân đối thủ.
Khả năng🉐 tấn công ở hai biên của Việt Nam cũng không được nhìn thấy trước kết cấu hàng thủ năm người cùng một khối đội hình lùi thấp của Indonesia. Và khi sức xuyên phá ở hai cánh trở nên mờ nhạt, những tình huống các cầu thủ chạy cánh (wingback) Đoàn Văn Hậu và Vũ Văn Thanh trong trận bán kết lượt đi di chuyển chéo, đột nhập vào trong vùng 16m50 của Indon🔜esia cũng không xuất hiện.
Bản đồ vị trí các điểm chạm bóng của cả hai wingback nói trên cho thấy đôi cánh của Việt Nam bị giới hạn phạm vi tấn công. Họ không một ♎lần chạm bóng trong vùng cấm Indonesia – vốn là một mảng miếng quan trọng từ đầu giải đấu cho tới giờ.
Thay đổi của HLV Park
Trong hiệp một trận bán kết lượt đi, Việt Nam chủ yếu tìm cách triển khai bóng từ tuyến dưới 🌞qua các trung vệ. Ở giữa sân, Hoàng Đức đá thấp nhất, làm nhiệm vụ điều phối ở vị trí lùi sâu. Nhiều tình huống, Hùng Dũng và cả Quang Hải lùi về để nhận bóng, kết nối hỗ trợ phát triển bóng lên phía trên. Dù vậy, đội vẫn liên tục gặp khó trong việc tiếp cận khu vực cuối một 🔯phần ba sân đối thủ, dù cũng đã sử dụng đến những đường chuyền sệt xuyên tuyến.
Sang hiệp hai, HLV Park điều chỉnh cách tiếp cận. Đội bắt đầu dùng đến các đường chuyền dài và bổng, trự🥀c diện hơn - thứ xuất hiện rất ít ỏi trong hiệp một.
Ở hiệp một, số lần tìm cách di chuyển tấn công vào phạm vi cuối một phần ba sân Indonesia là 28. Sang hiệp hai, con số này là 37 lần. Đồng thời, tỷ lệ thắng các pha tranh chấp trên không của Việt Nam ở hiệp hai💃 là 64%, so với 36% của Indonesia. Dù tỷ số 0-0 được giữ nguyên tại Bung Karno, những gì diễn ra trong🐼 hiệp hai trở thành một chỉ dấu dành cho HLV Park Hang-seo khi trở về Mỹ Đình.
Ba ngày sau, Việt Nam lột xác bằng chiến thắng 2-0 để đặt vé vào chung kết. Trái với trận lượt đi, lần này thầy trò Park tạo ra 14 pha dứt điểm, với năm tình huống đi trúng đích và nhất là có tới 11 pha dứt điểm diễn ra trong vùn🐼g 16m50 của Indonesia. Giá trị bàn thắng kỳ vọng mà Việt Nam có được là 1,17.
HLV Park đã có một vài điều chỉnh nhân sự, với Hồ Tấn Tài trở lại biên phải, Thành Chung thay D🤪uy Mạnh ở hàng thủ, và nhất là sự xuất hiện của Phạm Tuấn Hải thay vì Phan Văn Đức. Nhưng chính những gợi mở trong hiệp hai trận lượt đi mới tạo tiền đề cho một hướng tiếp cꦫận mới.
Để cách tiếp cận mới ấy phát huy hiệu quả, HLV Park trước tiên thay đổi về cách sắp xếp vị trí con người trên sân. Hoàng Đức không còn cô độc ở đáy hàng tiền vệ như♍ ở lượt đi nữa, mà có Hùng Dũng được kéo về đá thấp, chơi bên cạnh. Quang Hải cũng được giải phóng khỏi thiên hướng giật lùi về nhận bóng ở dưới thấp hàng tiền vệ. Thay vào đó, nhiệm vụ của cầu thủ thuộc biên chế Pau FC là chơi ngay sau lưng cặp tiền đạo Nguyễn Tiến Linh và Phạm Tuấn Hải, tìm cách khai thác khoảng trống giữa hàng thủ và hàng tiền vệ Indonesia.
Ở lượt về, Việt Nam chỉ cầm bóng 47,5%, so với 56% ở lượt đi. Điều này phản ánh một cách tiếp cận khác rõ ràng, theo đó, đội sẵn sàng nhường bóng cho đối thủ, tức là không còn chú trọng nhiều vào việc duy trì quyền kiểm soát bóng để triển khai một cách t🍒uần tự từ tuyến♈ dưới nữa.
Phát biểu của ông Park sau trận đấu tại Mỹ Đình cho thấy ông đúc rút kinh nghiệm từ việc🤡 Việt Nam vượt trội về tỷ lệ thắng tranh chấp trên không trong hiệp hai trận lượt đi trên sân khách. Ông nói: "Chúng tôi biết Indoesia chống bóng bổng khá yếu, nhất là các tình huống bị đánh từ hai biên vào khoảng trống hậu vệ họ đang băng ra. Tuyển Việt Nam quyết định chọn cách đánh đúng điểm rơi, chơi hai tiền đạo vào các vị trí sau lưng hệ thống phòng ngự Inꦛdonesia. Họ khá yếu chỗ này".
Đó chính là cách chơi của Việt Nam💎 trên đất Hà Nội. ꦉĐội đá trực diện bằng bóng dài và bổng, tìm cách tấn công chiều sâu liên tục. Chính pha bóng mở tỷ số 1-0 của Tiến Linh đã khắc họa rõ nét cho đường hướng ấy, khi Hùng Dũng ở vị trí lùi sâu phất một đường chuyền dài và bổng thẳng lên phía trên cho Tiến Linh đón lấy xử lý.
Xu hướng ấy được duy trì liên tục trong suốt trận đấu, được nhìn thấy ở điểm nhấ🐽n của Văn Hậu qua những đường chuyền dài ở biên trái dành cho tốc độ và khả nꦬăng chạy chỗ của Tuấn Hải trên hàng công.
Bản đồ các keypass (đường chuyền mở ra cơ hội) của Việt Nam trước Indonesia ở bán kết lượt về phản ánh rõ đường nét như đã nêu. Rất nhiều những đường chuyền dài mang tính trực diện được đội thực hiện, nhất là ở vị trí của Văn Hậu bên cánh trái. Đó vẫn là sức mạnh ở biên, nhưng thay vì tìm cách xuống biên và tạt vào trong, giờ Văn Hậu chọn những đườn𝓀g chuyền sớm ngay từ phần sân nhà hoặc ở🌄 khu vực giữa sân cho các mũi nhọn ở phía trên.
Bất cứ khi nào có thể, tuyển Việt Nam đều lập tức tung ra những đường chuyền dài và bổng trực diện. Ngay cả khi đội không thể đoạt được bóng một bằng các pha tranh chấp tay đôi trên không, các học trò của ông Park gần như luôn có thể đoạt được bóng hai sau đ🃏ó, xuất phát từ sự cơ động, tích cực vây ráp, tranh chấp của bộ ba Hoàng Đức – Hùng Dũng – Quang Hải.
Quang Hải cũng là cá nhân quan trọng trong cách vận hành lối chơi của Việt Nam trước Indonesia ở lượt về, với sự năng nổ, tích 🧜cực tranh chấp và luôn giữ kỷ luật về vị trí để hợp cùng Hoàng Đức và Hùng Dũng tạo thành lớp ba người ở tuyến giữa khi phòng ngự. Quang Hải cả trận tham gia tới 5 tình huống tắc bóng, nhiều nhất trên sân.
Chính từ sự trực😼 diện đó, Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả trong việc đưa quả bóng thẳng vào vùng cấm đối phương hơn. Chủ nhà có mười tám lần chạm bóng trong vùng 16m50 của Indonesia, nếu so với chỉ bảy lần trong trận lượt đi. Từ đó, như đã chỉ ra, Việt Nam tạo ra mười một pha dứt điểm ngay trong khu vực này, thay vì chỉ hai lần như tại Bung Karno.
Sự trực diện ấy của Việt Nam sẽ được thể hiện ra sao trước ngư🍌ời Thái ở chung kết? Lời giải sẽ có sau hai trận chung kết đi và về, bắt đầu từ tối nay.
Hoàng Thông