Sau bài viết 'Người Việt sợ học nhiều, thế hệ sau sẽ khôn𓆏g bắt kịp thế giới', nhiều độc giả tiếp tục bàn về vai trò của việc học toán, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này như thế nào:
Người🌳 Mỹ rất thích thống kê. Kết quả thống kê cho thấy đa số những người có thu nhập cao đều có thành tích tốt ở môn toán học lúc còn phổ thông. Kết quả này cũng khá khớp với lớp cũ của tôi, lớp chuyên Toán-Lý ở một tỉnh lẻ.
Toán học là thứ tạo ra tư duy logic, rõ ràng, thuần khiết, đơn giản nhất. Tôi dạy con tôi học toán đều đặn từ bé theo khả năng tư duy c✃ủa chúng (không ép cao 🗹siêu), không chạy theo chương trình trên lớp, như một kiểu thể thao cho trí não.
Nếu cứ cho rằng học 12 năm phổ thông và 4-5 năm đại học mà đi làm chỉ sử dụ💦ng (cộng, trừ, nhân, chia) thì ta đang phủ nhận vai trò to lớn của việc học toán. Môn toán đem lại cho người học là khả năng tư duy, logic, phân tích, rèn luyện trí não để nhạy bén hơn trong công việc .
Không hiểu nổi giờ các bạn phủ nhận vai trò của toán học. Toán học là vô cùng quan trọng. Bạn muốn ai học t🔥oán cũng phải ứng dụng thực tế nghĩ ra đưꩲợc cái gì mới thì có mà đạt các giải về toán học rồi. Ứng dụng đại trà ở đây giúp con người tính toán cơ bản, có tư duy logic hơn, nhìn nhận các vấn đề khác khoa học hơn...nên học toán nhiều không bao giờ là thừa, là vô ích.
Một số ý kiến cho rằng phương pháp dạy Toán ở nước ta khiến học sinh rối trí khi tiếp nhận, từ đó tạo hiệu ứng ngược, khiến nhiều người không thích và không thể hiếu toán theo cách đơn giản:
Thực ra tích phân vẫn chỉ là phép nhân, nhưng đây là phép nhân nhiều số khác nhau theo một chuỗi hơi phức tạp một tí chứ không phải là cái gì xa lại cả. ✃Có lẽ thầy cô đã không chỉ ra được bản chất của các phép tính nên họ mới nhầm lẫn như vậy.
Kể cả sigma cũng là phép cộng một chuỗi khá phức tạp mà thôi. Vấn đề ở chỗ là giáo dục trước đây đi từ tổng quát đếnꦉ cụ thể làm cho nhiều bạn bị "mù" phép tính ngay từ đầu nên thần thánh nó. Chứ theo phương pháp giáo dục cụ thể đến tổng quát thì các bạn ⛎thừa sức nhận ra vấn đề.
Đúng là các phép toán cơ bản vẫn chỉ có 4 phép toán đó nhưng được biểu diễn phức tạp hơn🐷 thông qua phép sigma, tích phân ♈chứ không phải là các phép tính mới.
Từ nhỏ tôi cũng xem chương trình khoa học chỉ ra rằng có một sự tương quan nhất định giữa thành🌄 công và khả năng giải toán của con người trước năm 7 tuổi. Theo đó người càng xuất sắc giải toán năm 7 tuổi thì tương lai có khả năng sán lạn hơn rất nhiều.
Vấn đề của giáo dục nước ta là cào bằng.🅺 Toán học rất hay và rèn luyện trí não, không ai phủ nhận điều đó. Nhưng không phải ai cũng có khả năng để nuốt trôi những kiến thức Toán học chuyên sâu đó và yêu thích nó.
Khi bạn yêu thích điều gì đó t💜hì tự khắc bạn sẽ tìm tòi, học hỏi và phát triển, ứng dụng nó. Đó là cách giáo dục mà các nước tiên tiến áp dụng. Còn ở Việt Nam ta thì bạn phải học giỏi đều tất cả các môn thì mới được đánh giá là tốt, cho dù bạn có thích nó hay không. Điều đó dẫn tới việc môn mà học sinh yêu thích thì không đủ thời gian để tìm tòi, sáng tạo để ngày một hứng thú hơn. Ngoài ra, học sinh còn phải dành thời gian rất nhiều cho việc nhồi nhét mấy môn mà bản thân không hề thích để không bị "học lệch", bị giáo viên phê bình, cha mẹ rầy la.
Vấn đề của giáo dục nước ta là suốt ngày dạy lý thuyết cơ bản mà không chú trọng thực nghiệm. Tác giả luôn nói về khoa học công nghệ mà không hiểu rằng khoảng cách từ toán♎ học cơ bản đến công nghệ ứng dụng rất xa. Nếu một đất nước nhiều người học toán sẽ trở thành đất nước nắm nhiều công nghᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚệ thì Việt Nam lẽ ra phải trở thành cường quốc công nghệ lâu rồi.
Nền giáo dục phải giúp con người phát𒀰 triển toàn diện và phải giành cho mọi người: ai thích toán sẽ được tạo điều kiện để nghiên cứu về toán, ai thích văn nên được học văn. Ở nước ta ൲hiện nay không có lựa chọn nào cho những người không thích toán.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.