3 năm tiếp theo nữa tôi dứt khoát ly hôn khi cuộc hôn nhân không thể hòa hợp bởi nhiều lý do. Tôi nuôi con, chồng cũ làm xa, một tháng về thăm rồi đưa con đi chơi, nói chung cũng có trách nhiệm với con. Cuộc sống của mẹ con tôi ổn định, ban ngày tôi đi làm, tối về tranh thủ làm thêm tại nhà, ngoài ra có sự giúp🧔 đỡ từ ông bà ngoại trong việc đưa đón, ốm đau của cháu. Từ khi ly hôn, tôi xác định ở vậy nuôi con vì nghĩ phụ nữ đã qua đời chồng ít có cơ hội tìm được hạnh phúc mới. Ngày qua tháng lại tôi sống bình thản, an phận, êm đềm bên con trai. Tuy nhiên có những vấn đề sau của con trai và cách dạy dỗ cháu mà tôi mong được chia sẻ để định hướng tốt hơn cho con.
Thứ nhất là về vấn đề học tập. Theo dõi suốt 5 năm học tiểu học, tôi nhận thấy kết quả học tập của cháu chỉ ở mức trung bình khá. Cháu nhận thức bình thường, không có khuyết tật gì bẩm sinh,ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ chỉ là không chịu tập trung, làm bài học bài không cẩn thận, không chịu suy nghĩ - tư duy, làm bài theo kiểu may mắn: đúng thì được mà sai thì mất điểm, còn quá ham chơi...
Năm h♊ọc lớp một, tôi mất nhiều thời gian bên cạnh kèm cặp nhưng thấy cháu không để ý lắm, không nhanh nhạy trong việc nhận thức. Những năm học sau tôi gửi đi học thêm cô giáo cũng khá uy tín nhưng kết quả không tiến bộ hơn, cô cùng một nhận xét như tôi là cháu cẩu thả, hời hợt, làm bài thế nào cũng sai và không biết rút kinh nghiệm. Họဣc kì một lớp 5 vừa rồi, qua họp phụ huynh nhận bài thi của cháu, tôi thấy các kiểu sai như nhau, nhắc nhở rất nhiều những lỗi sai này từ những lớp dưới và trong quá trình học nhưng cháu vẫn cứ phạm lại.
Có một điều tôi phải ghi nhận là cháu không đòi nghỉ học những lúc ốm đau, chỉ trường hợp phải đi khám bệnh và không thể đi được thì cháu nghỉ, còn sốt nhè nhẹ hoặc có nhiều lần ho nhiều, ho liên tục mà cháu nhất quyết không nghỉ (dù tôi đã thuyết phục nên nghỉ). Hoặc đến giờ đi học thêm mà tôi chưa kịp chở đi là cháu giục. Sáng hai ngày cuối tuần phải đi học thêm tiếng Anh, bất kể trời mưa cháu vẫn đội ô đi bộ sang học (nhà cô cách 200m). Tôi mua chương trình học qua truyền hình, tối về nhắc là cháu ngồi vào bàn và chăm chú lắm, đến nỗi đồng nghiệp tôi nhìn hình ảnh này cứ tưởng cháu học tốt, thế nhưng kết quả thì cháu không tiếp thu được bao nhiêu. Nói vậy để hiểu rằng cháu cũng chịu học nhưng có lẽ là tôi chưa có phương pháp phù hợp với con mình. Tôi muốn năm sau cháu lên cấp 2, mình cần theo sát hơn. Làm thế nào để cháu ý thức hơn trong nhận 🐷thức và phương pháp học tập?
Vấn đề thứ 2 là cháu rất hay nói dối dù rằng tôi có khuyên, la mắng nhiều và đọc cho cháu nghe những câu chuyện về hậu quả của nói dối. Lúc đầu cháu chăm chú nghe, có vẻ tiếp thu nhưng sau đó là theo cảm xúc bản năng. Cháu nói dối như cuội, bất chấp hậu quả. Với người lớn thì có người sau đó nhắn tin hoặc nói lại, tôi còn giải thích được; nhiều người không tương tác thì coi như họ hiểu lầm là chuyện bình thường. Khi đi chơi với bạn bè ngang lứa hoặc hơn vài tuổi là tôi không thể kiểm soát nổi. Nhiều người cũng bảo cháu còn nhỏ chưa ý 🍰thức nhiều nhưng tôi sợ thành thói quen, trở thành người hay ba hoa khoác lác sau này.
Vấn đề nữa, cháu là ꦺcon trai nhưng tính cách, tâm hồn lại yếu đuối, nhát gan, không mạnh mẽ. Đi học hoặc ra ngoài chơi thường bị bạn bè bắt nạt, ức hiếp, 10 tuổi rồi đi chơi bị bạn đánh về nhà ấm ức, khóc, kể lể bạn đánh thế này thế kia dù mình to con hơn. Ở nhà không ư꧋ng ý với mẹ điều gì là cháu thường khóc nhè. Tôi phải làm sao để cháu được bản lĩnh, mạnh mẽ và có những kỹ năng cần thiết khi ra cuộc sống?
Không biết tính cách cháu nhút nhát, yếu đuối có phải là do tôi cũng hiền lành, an phận và ngại đụng chạm hay không? Môi trường làm việc của tôi khá an nhàn; ngày trẻ tôi cũng nhận ra những sai lầm trong cách ứng xử rồi từ từ rút kinh nghiệm và sau đó là thu mình lại; hạn chế tiếp xúc, đụng chạm, tham gia nhiều chuyện nên khá lâu tôi không bị vướng bận gì, không phải trăn trở suy nghĩ gì về các mối quan hệ với đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Tuy nhiên từ đó tôi cũng🌳 nhận ra mình có cuộc ඣsống an toàn, êm đềm nhưng lại nhạt nhẽo, ít có niềm vui, sự thú vị trong cuộc sống, ít giao du cà phê tán gẫu với bạn bè. Gần như mọi việc của tôi đều diễn ra theo kế hoạch đã vạch sẵn, ít biến động... Trừ các bạn bè, đồng nghiệp, tôi cũng có một vài người bạn thân, thỉnh thoảng đi chơi xa với họ rồi thôi.
Nói chung tôi cũng thuộc dạng hiểu chuyện, biết học hỏi rút kinh nghiệm trong cuộc sống nhưng kiến thức xã hội không nhiều nên hơi lạc hậu, không nhanh nhẹn trong giao tiếp. Tôi sợ nếu không có được sự tư ꧋vấn để thay đổi, không khéo bản thân lại tự kỷ. Rất mong nhận được nhiều lời khuyên từ các anh chị.
Duyên
Độc giả gọi vào số09 6658 1270để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc