Các hiệp định thương mại được lập ra nhằm mục đích cắt giảm và xóa bỏ các rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan giữa các nước tham gඣia - giúp các doanh nghiệp địa phương có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn và mở rộng thị trường ra quốc tế, thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Đơn cử như CPTPP, giúp xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 95% hàng hóa được giao dịch giữa các quốc gia thành viên. Hiệp định nãy đã bắt đầu hiệu lực từ tháng 12/2018, tạo ra một khối thương mại quốc tế với 11 nền kinh tế thành viên chiếm khoảng 14% nền kinh tế toàn cầu. Con số đó được dự đoán sẽ tă🐬ng lên 18% khi nhiều quốc gia đang quan tâm đến việc tham gia Hiệp định này.
Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Liên minh châu Âu với Nhật Bản (EPA) cũng là một thỏa thuận được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng khối lượng thương mại toàn cầu lên thêm 30%. Hiệp định này có hiệu lực bắt đ🧜ầu từ tháng 2/2019.
"Tuy nhiên, điều ngạc nhiên lớn nhất là có rất í🦹t các doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới biết về những thỏa thuận này, và đang bỏ lỡ cơ hộ♉i để biến những tiềm năng của doanh nghiệp đi đến thành côn", bà Karen Reddington - Chủ tịch FedEx châu Á Thái Bình Dương nói vẫn thường gặp các trường hợp doanh nghiệp còn khá mơ hồ về thỏa thuận thương mại.
Tại một số thị trường như Singapore, có một sự thừa nhận rộng rãi rằng các doanh nghiệp vừa và♋ nhỏ đang gặp khó khăn trong việc gặt hái những lợi ích trong giao dịch thương mại. Ở Australia, một thăm dò của chính phủ đã diễn ra vì những lo ngại rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ không nắm bắt được cơ hội tiếp cận thỏa thuận thương mại. Ở châu Âu, nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu thông tin hoặc sự phức tạp về quy định sẽ khiến các công ty thất thoát hàng tỷ euro vào các trách nhiệm hải quan phi lý.
Vậy đâu là câu trả lời cho vấn đề này? Theo chuyên gia♎, nên bắt đầu bằng việc xem các thỏa thuận thương mại là một phần của chiến lược kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp hiểu rõ tại sao họ có thể hưởng lợi khi các điều khoản được cải thiện.
Rõ ràng, công ty tận dụng các thỏa thuận thương mại sẽ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn, tiếp cận thị trường mới, sở hữu cơ sở dữ liệu khách hàng rộng hơn và có thể tự tạo ༒ra các cơ hội kinh doanh mới. Triển vọng thay đổi càng rõ ràng hơn đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ.
Tuy nhiên, cũng có các thách thức. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu hụt nhân lực và chuyên môn để điều hướng các quy tắc thương mại phức tạp và không biết các💎h gặt hái những lợi ích từ các hiệp định thương mại. Vì vậy, cần có những "người giảng giải" để hướng dẫn họ chọn lọc ra thông tin tối ưu và có thể chạm đến các lợi ích cụ thể trong giao dịch thỏa thuận.
Ngoài giảm thuế cho hầu hết hàng hóa, CPTPP còn giúp việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên dễ dàng hơn bằng cách hợp lý hóa giấy tờ, tăng tính minh bạch và thiết lập các quy tắc phản ánh chuỗi cung ứng hiện đại. Điều đó có nghĩa là ဣcác doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể thực hiện giao dịch thương mại tại 11 thị trường thuộc CPTPP, chỉ với một bộ quy tắc và tài liệu yêu cầu duy nhất, giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường chung tiềm năng với gần 500 triệu người tiêu dùng.
Trong một khối thương mại, các thành viên đang ngày càng có nhiều lựa cꦅhọn. Chẳng hạn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thị trường CPTPP khác nhau có thể hợp tác để khai thác một thị trường thứ ba hoàn toàn khác biệt – điều này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tập hợp các nguồn lực để cùng hướng đến 𝓀một mục tiêu chung.
"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nên tận dụng mối liên kết với các cơ quan kinh doanh, chính phủ hay các tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ - hoặc làm việc cùng với các công ty đối tác logistics để hiểu hơn về điểm bắt đầu cho sự thành công nhanh chóng của doanh nghiệp", bà Karen khuyế🤡n nghị.
Viễn Thông (ghi)