Hỏi: Bé nhà em 2 tuổi thường co giật khi bị sốt cao. Nếu bé bị sốt xuất huyết, sốt cao liên tục thì làm thế nào để không bị co giဣật. Chườm nước ấm liên tục, uống nước nhọ nồi có thể giúp trẻ giảm sốt hay không? Tôi nghe người ta thường bày cách dân gian là u🍎ống lá tre mà bị sốt xuất huyết sẽ nhanh khỏi hơn phải không thưa bác sĩ?
Khi bé sốt, em thườnꦺg cho bé uống thuốc dạng sủi. Chị gái em bảo nên ngưnꦇg ngay vì uống thuốc hạ sốt không theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến bé sốt cao, nguy hiểm hơn. Xin bác sĩ tư vấn giúp em? (Hạ Trâm)
Trả lời:
Nếu trẻ bị sốt cao, co giật có thể cơn co giật đơn thuần, tức c🌳ơn co giật toàn thể (mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép, tay chân giật, kéo dài khoảng 1-2 phút). Sau cơn co giật, bé trở lại tỉnh táo bình thường, cả ngày sốt hôm đó chỉ có một cơn co giật duy nhất. Trẻ không có tiền sử co giật trước đây như viêm màng não hoặc chấn thương não, các bệnh về não; trong gia đình không có người bị động kinh hoặc bệnh não bộ.
Khi trẻ sốt cao, do trong tế bào não 🌠không kịp thích nghi với nhiệt độ cao tăng lên đột ngột nên dẫn đến chất điện giải ra vào tế bào bất thường, phóng điện khiến trẻ bị co giật. Song cơn co giật đơn thuần không nguy hiểm. Trước đâ🌊y, bác sĩ hay cho bé phòng giật, nhưng hiện tại, theo hướng dẫn mới nhất của thế giới thì không cần phòng giật vội nếu cơn co giật không quá 4 phút.
Nếu trẻ bị co giật, bạn lập tức nghiêng người con sang một bên. Vì khi trẻ co giật có thể bị tăng tiết nước bọt, nguy cơ bị sặc nếu nằm ngửa. Phụ huynh nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc đặt hậu môn, theo dõi đồng hồ để biết được thời gian co giật. Khi trẻ bị⛄ co giật, bố mẹ thường lo lắng nên nghĩ cơn giật lâu, song đôi khi chỉ 1-2 phút đồng hồ. Lúc này, phụ huynh phải thật bình tĩnh và không nên cho tay vào miệng bé. Trong những cơn sốt cao co giật đơn thuần, lưỡi thường hay thụt vào trong, chứ ít khi thè ra ngoài; thường khoảng 1-2 phút sau, trẻ sẽ trở lại bình thường.
Trẻ bị sốt xuất huyết có sốt cao co giật, chúng tôi cũng khuyên chưa nên dùng thuốc phòng giật vội. Bởi các nghiên cứu trên thế giới cho t🧔hấy, một số trường hợp sốt cao co giật có thể chuyển thành động kinh (như trong đợt sốt co giật đến 2-3 lần, có tiền sử gia đình bị động kinh), phần lớn trường hợp trẻ sẽ tự khỏi sau 6 tuổi. Nếu dùng thuốc chống giật đôi kh🍌i lại gây tác dụng phụ.
Khi bé bị sốt cao, cha mẹ cần hạ nhiệt, luôn ở cạnh bé vì có thể co giật bất cứ lúc. Phụ huynh không nên cho trẻ uống nước lá tre, lá nhọ nồi... mà nên uống thuốc hạ sốt. Những thuốc hạ sốt thuộc nhóm💫 paracetamol dùng cho trẻ sẽ không có vấn đề. Bạn có thể cho trẻ uống hay đặt hậu môn có chứa thành phần paracetamol, còn aspirin chống chỉ định trong sốt xuất huyết.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương
Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm A✤nh Hà Nội