Chế độ ăn uống
- Uống nhiều nước: Thiếu nước, khô miệng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến hơi thở nặng mùi. Uống ít nước khiến miệng khó tiết ra nước bọt, vốn là chất chứa những enzyme tự nhiên diệt vi khuẩ🌸n gây bệnh răng miệng. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để khoang miệng luôn được làm sạch liên tục, hạn chế vi khuẩn họat động gây mùi hôi.
- Bổ sung chất kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho hệ miễn dịch nói chung và răng miệng nói riêng. Thi♕ếu hụt kẽm trong cơ thể💞 có thể tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bạn có thể bổ sung chất này nhờ thuốc hoặc thông qua những thực phẩm giàu kẽm như hạt bí, bí ngô, cacao hay nội tạng động vật.
- Uống trà tầm ma: Trong trường hợp hơi thở 🎶hôi là do tích tụ nhiều chất kim loại nặng trong cơ thể, nấm men phát triển quá mức hay ngộ độc, bạn cần một chế độ ăn uống loại thải độc chất ra khỏi cơ thể một cách tích cực. Trà tầm ma là một thảo dược lựa chọn ưu tiên vì khả năng đào thải mạnh các chất độc, tăng bài tiết acid uric, tăng cường chức năng tuyến thượng thận và hệ miễn dịch. Đó là những khiếm khuyế♋t mang tính hệ thống có thể gây hôi miệng.
- Bổ sung lợi khuẩn: Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, ứ đọng và lên men thức ăn trong dạ dày có thể gây ợ hơi. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây hơi thở có mùi nhưng không phải do vấn đề răng miệng. Giải quyết nguyên nhân này hoàn toàn không khó. Bạn chỉ cần ăn sữa chua, dưa cải lên men... trong một thời gian để cải thiện quần🃏 thể lợi khuẩn đường ruột.
- Ăn thực phẩm giòn: Những loại rau củ quả có độ giòn cao như cà rốt, cần tây hay táo sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên r൩ăng cũng như tăng tiết nhiều nước bọt hơn. Các cơ chế trên đều gi🌞úp giảm hơi thở hôi do vi khuẩn răng miệng.
Mẹo vặt
- Thì là, một loại thảo mộc thường dùng trong các món ăn để khử mùi, có thể trị được vấn đề hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Nhai một muỗng hạt thì là cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt thì 💮có thể bỏ đi. Ngoài ra, bạn có thể nhai hỗn hợp thì là, bạch đậu khấu, đinh hương cũng cho hiệu♓ quả tương tự.
- Trong cây ngải đắng (còn gọi là xô thơm) có một dạng tinh dầu kháng khuẩn r🐠🌜ất tốt để tiệt trừ chứng hôi miệng. Bạn có thể chọn cách nhai sống lá hoặc pha thành trà để uống. Sau khi hãm trà khoảng 10 phút, bạn uống từng ngụm trà ấm thật chậm để tinh dầu có thể phát huy tác dụng tối đa. Thói quen này cần được duy trì nhiều lần trong ngày và trong một thời gian dài.
- Hạt đinh hương cũng có tính sát trùng mạnh và là một cách tiện lợi để kiểm soát hơi thở trong điều kiện làm việc phải đi lại nhiều trong ngày. Trước khi gặp khách hàng, bạn chỉ cần ngậm vài mẩu nhỏ đinh hương tro♈ng miệng và nhai đều. Vài phút sau miệng bạn sẽ hoàn toàn thơm tho. Một cách khác thực hiện tại nhà là pha trà đinh hương. Sau khi hãm trà khoảng 20 phút, bạn dùng nước trà uống hoặc súc miệng đều được.
- Giấm táo có khả năng giảm hơi thở có mùi nhờ tính acid nhẹ. Hòa một muỗng giấm táo vào một ly nước và uống trước bữa ăn. Nó sẽ giúp tiêu hóa thức ă☂n nhanh hơn, tránh sinh hơi thở hôi. Để chắc ăn hơn, bạn có thể súc miệng lại bằnꦰg nước pha giấm táo sau bữa ăn.
- Chanh, loại quả luôn có mặt trong nhà, sở hữu nhiều công năng trong mọi việc, bao gồm cả trị hơi thở có mùi. Bạn chải răng và cả chải lưỡi bằng hỗn hợpꦚ nước cốt chanh và muối hai lần mỗi ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng khó chịu trên.
Sao Mai