Nhiều công ty, tổ chức đã tổ chức làm việc tại nhà từ năm 2020, trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Theo khảo sát của Gartner,💎 82% các công ty dự kiến sẽ cho nhân viên tiếp tục duy trì hình thức này ít nhất một ngày trong tuần, ngay cả khi đại dịch kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc, "work from home" không chỉ là giải pháp tình thế, mà có thể sẽ trở thành xu hướng lâu dài trong tương lai.
ꦉLàm việc từ xa đồng nghĩa với mọi hoạt động sẽ gắn liền với Internet. Khi đó, nhân viên văn phòng càng đối diện nhiều hơn với rủi ro bị lừa đảo, đánh cắp thông tin hoặc dính mã độc.
Mã độc tấn công người làm văn phòng nhiều hơn trong thời gian làm việc tại nhà
Theo báo cáo của tổ chức bảo mật Checkpoint🥀, hai loại mã độc phổ biến nhắm tới dân văn phòng trong thời gian làm việc tại nhà là Trojan và Ransomware.
🐭Trong năm 2020, chỉ riêng hai loại Trojan Emotet và Qbot đã xâm nhập và gây ảnh hưởng cho 24% tổ chức trên toàn cầu. Những mã độc này thường ẩn mình dưới dạng các phần mềm hoặc tệp tin vô hại, được trao đổi trong quá trình làm việc từ xa. Nhưng khi cài vào máy người dùng, chúng có thể chiếm quyền điều khiển, từ đó ăn cắp thông tin người dùng hoặc mở đường cho các cuộc tấn công mạng.
Ransomware là mã độc tống tiền. Khi xâm nhập được vào máy tính, chúng có thể vô hiệu hóa các tệp tin hoặc thiết bị của người dùng, sau đó đòi tiền chuộc nếu muốn tiếp tục sử dụng. Trong năm 2020, cứ 10 giây lại có một tổ chức trên thế giới trở thành nạn nhân của loại mã độc này, theo thống kê của Checkpoint.
൩Hình thức lây lan phổ biến của hai loại mã độc này là thông qua email. Đây cũng là phương thức liên lạc chính được nhiều nhân viên văn phòng sử dụng trong quá trình làm việc tại nhà. Đơn cử một email giả mạo giám đốc hoặc bộ phận nhân sự của công ty có thể khiến nhiều người không cảnh giác, từ đó tin tưởng và làm theo. Chỉ cần bấm vào tệp đính kèm hoặc truy cập một đường link trong email, mã độc sẽ xâm nhập vào máy tính nếu người dùng không có sẵn các biện pháp bảo vệ.
Người làm việc tại nhà nên tự bảo vệ như thế nào trước mã độc?
Khảo sát của công ty bảo mật Norton𝕴 năm 2020 cho thấy, 30% người dùng không thể phát hiện ra một cuộc tấn công lừa đảo, 13% khác thậm chí không thể phân biệt được đâu là email thật hay email giả mạo. Nói cách khác, cứ 10 người thì có 4 người có thể trở thành nạn nhân của các hình thức tấn công qua email hoặc website lừa đảo. Thậm chí con số này còn lớn hơn, khi các hình thức tấn công ngày càng tinh vi.
🅷Bên cạnh việc nâng cao ý thức về an toàn thông tin, việc trang bị hệ thống mạng an toàn cho gia đình, là điều được các chuyên gia khuyên người dùng khi làm việc tại nhà. Giải pháp F-Safe trên đường truyền Internet FPT có thể giúp người dùng trong việc này.
⛄F-Safe giúp tạo ra một môi trường Internet an toàn bằng cách ngăn chặn các nguy cơ ngay từ đầu nguồn. Do được tích hợp trên modem, giải pháp này sẽ bảo vệ cho các thiết bị trong hệ thống mạng, dù người dùng làm việc bằng máy tính, tablet, hay smartphone.
🅘F-Safe được thiết kế để ngăn chặn các kết nối độc hại, kết nối có chứa virus, mã độc... Những mã độc dễ lây nhiễm trong quá trình làm việc từ xa như trojan, ransomware không thể tiếp cận tới thiết bị, từ đó bảo vệ người dùng, mở rộng ra là cho cả doanh nghiệp.
♐Khi làm việc tại nhà, người dùng cũng có thể gặp phải những tình huống phải dùng chung thiết bị, chia sẻ mạng Internet với cả gia đình, thậm chí hàng xóm "dùng ké" Wi-Fi. Với F-Safe, người dùng có thể quản lý thông qua ứng dụng Hi FPT trên smartphone. Việc quản lý các thành viên trong nhà theo từng tài khoản khác nhau giúp ngăn chặn các thiết bị lạ truy cập mạng, hạn chế việc các thành viên truy cập những đường link độc hại, qua đó giúp hệ thống an toàn hơn và giảm nguy cơ lây nhiễm mã độc.
Thế Đan