Bệnh vảy nến xảy ra do hệ miễn dịch rối loạn dẫn đến gia tăng tình trạng viêm tại da. Các tế bào da tăng sinh và biệt hóa với tốc độ nhanh bất thường từ lớp đáy lên lớp trên cùng của da. Chúng bong🦩 ra trong khoảng 7 ngày, nhanh gấp 3-4 lần bình thường, tạo ra các mảng dày da bong tróc, sần sùi, phủ đầy vảy.
BS.CKI Lý Thiên Phúc, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ngứa là một trong những triệu chứng khó chịu thường gặp của bệnh vảy nến, làm giảm chất lượng sống của người bệnh, bên cạnh bong tróc da. Nguyên nhân là do hàng rào bảo vệ da kém bền vững khiến các c🧔hất gây dị ứng từ môi trường xâm nhập, dẫn đến ngứa.
Tình trạng gia tăng các hoạt chất gây viêm tại các tổn thương da làm tăng sự nhạy cảm của các sợi thần kinh, từ đó làm trầm trọng hơn cảm giác ngứa. "Nhiều người bệnh không𝓀 chịu nổi cơn ngứa, cào gãi khiến da trầy xước, tổn thương, dễ nhiễm trùng, bội nhiễm làm bệnh nặng hơn", bác sĩ Phúc nói.
Bác sĩ Phúc hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát cơn ngứa do vảy n☂ến.
Dùng thuốc đúng chỉ định
Các thuốc điều trị vảy nến như thuốc uống, thuốc thoa thườ൩ng chứa thành phần giảm viêm, giảm ngứa hoặc đơn thuốc bác sĩ kê cùng thuốc giảm ngứa. Các thuốc kháng histamin vừa có tác động lên các cơ chế sinh bệnh học liên quan đến ngứa vừa có thể có tác dụng an thần, giúp người bệnh dễ chịu, ngủ ngon hơn.
Thuốc thoa chứa corticosteroid có thể được sử dụng vừa để điều trị tổn thương da vảy nến, vừa giảm viêm giúp giảm ngứa. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ toàn thân và ♉tại chỗ n𝓡hư mỏng da, giãn mạch.
Dưỡng ẩm đủ cho da
Bác sĩ Phúc cho biết các sản phẩm dưỡng ẩm hầu như luôn được ưu tiên trong chỉ định song song thuốc điều trị vảy nến. Làn da bệnh vảy nến phải chịu những tác động tiêu cực từ quá trình viêm. Hàng rào bảo vệ da dễ bị tổn thương dẫn đến gia tăng thất thoát nước qua da nên da dễ bị kích ứng hơn bởi các yജếu tố môi trường.
Vì vậy, dưỡng ẩm thường xuyên không chỉ giúp da giảm đáng kể tình trạng thất thoát nước, mềm mại mà còn tạo lập hàng rào bảo vệ da nhân tạo, từ đó giảm triệu chứng ngứa, bong vảy và viêm da. Người bệnh nên thoa dưỡng ẩm toàn thân sau khi tắm. Che ꦫkín vùng thoa dưỡng ẩm bằng cách đeo tất, găng tay để giữ ẩm trên da lâu hơn và giảm cào gãi. Nếu khí hậu nơi sin🍌h sống khô hanh, người bệnh có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm cho không khí.
Hạn chế gãi
Gãi giúp giảm ngứa da tạm thời, nhưng thực chất hành động này gây tổn thương da thêm và kích hoạt các sợi thần kinh trong da, làm da ngứa hơn,💞 theo bác sĩ Phúc. Người bệnh có thể giảm cơn ngứa nhanh chóng và dễ dàng bằng cách chườm lạnh 👍với túi đá, đắp khăn lạnh lên người. Tuy nhiên mỗi lần chỉ nên sử dụng dưới 10 phút và nên có khoảng nghỉ giữa những lần sử dụng để tránh da bị bỏng lạnh. Sau khi chườm mát, người bệnh có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm và làm dịu da.
Để tránh gãi, có thể che khu vực có sang😼 thương bằng quần áo dài tay hoặc mang bao tay vải dày. Không bóc, cậy các thương tổn, vảy bong vì gây chảy máu, nhiễm trùng và làm nặng tình trạng bệnh. Nên cắt móng tay và mài giũa ꦿcạnh móng hết sắc nhọn để không làm tổn thương da khi gãi trong vô thức.
Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao
Tắm nước quá nóng hoặc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, n💫hất là trong khoảng 8h-16h, khi nắng nóng và tia UV cực điểm, khiến da mất nước. Nhiệt độ môi trường cao khiến da nóng, đổ mồ hôi gây xót và ngứa nhiều hơဣn.
Bác sĩ Phúc khuyến cáo n๊gười bệnh tắm với nước ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Không nên sử dụng các loại hóa mỹ phẩm như sữa🐲 tắm, sữa rửa mặt, nước rửa tay có tính tẩy rửa mạnh hoặc chứa cồn, hương liệu.
Chọn quần áo mềm mại, thấm hút mồ 🐻hôi tốt, không đính đá, cườm... giúp giảm chà xát gây🦋 ngứa da. Bật quạt và điều hòa làm mát cơ thể trong đợt vảy nến tái phát cũng giúp giảm ngứa, khó chịu. Người bệnh vảy nến nên kiêng đồ uống có cồn và caffein, thuốc lá, hạn chế stress vì có thể kích hoạt vảy nến bùng phát cùng cơn ngứa.
Anh Thư
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp |