"Tôi biết chuyện này nghe thật rùng rợn, nhưng rất nhiều người ngờ vực về quá trình bầu cử, cho rằng có những cử triܫ không còn sống vẫn có tên trong danh sách đi bỏ phiếu. Chúng tôi cần phải cẩn trọng", Tonnie Adams, giám sát viên bầu cử hạt Heard của bang chiến trường Georgia, nói.
ꦅTonnie Adams mỗi ngày phải rà 𒉰soát các trang web nhà tang lễ địa phương, đọc mọi cáo phó trên báo và viết tên những người đã qua đời, xóa họ khỏi danh sách cử tri.
Dù các trường hợp g♐ian lận bầu cử bằng cách sử dụng tên người chết để bỏ phiếu rất hiếm gặp, giới chức bầu cử Mỹ vẫn đặc biệt cảnh giác vì cả quá trình 🔜bỏ phiếu luôn được dư luận theo dõi sát sao.
Nhiều bang yêu cầu công khai danh sách cử tri để mọi người có thể theo dõi và phát hiện bất thường trong quá trình bỏ phiếu, đặc biệt ở 7 bang chiến t🦋rường vốn được xem là nơi định đoạt kết quả.
Trong cuộc bầu cử năm 2020, cựu tổng thống Donald Trump từng tuyên bố rằng hàng𒐪 nghìn "cử tri đã chết" vẫn bỏ phiếu bầu tổng thống, làm dấy lên nghi ngờ về gian lận bầu cử, dù không có căn cứ.
Giới chức các địa phương꧙ cho biết họ có nhiều công cụ để rà soát danh sách cử tri, chia sẻ danh sách những người đã chết hoặc chuyển đến khu vực bầu cử khác. Tuy nhiên, họ đôi khi vẫn bỏ sót các trường hợp cử tri đã qua đời.
Jean Hansen, nhân viên hội đồng thị trấn Abrams ở bang Wisconsin, kể rằng một người đàn ông trong vùng sau khi gửi phiếu bầu qua thư đã qua đời vào thá🐟ng trước. Sau khi được người dân địa phương báoಌ tin, văn phòng của cô đã rà soát, in cáo phó của người này và ghim vào phiếu bầu qua thư.
"Chúng tôi không vội vàng hủy phiếu bầu ngay khi nghe thông tin, mà sẽ đảm bảo🌊 có bằng chứng xác đáng", cô nói.
Wisconsin nằm trong nhó🥀m các bang không tính phiếu bầu sớm qua thư của những cử tri qua đời trước Ngày bầu cử. Song 10 bang khác cho phép tính những lá phiếu như vậy.
Một số quan chức bầu cử xem cáo phó là đủ để gạch tên ai đó khỏi danh sách cử tri. Tuy nhiên, một s꧅ố khác yêu cầu p🔜hải có thêm bằng chứng bằng cách gửi thư đến địa chỉ người có tên trên cáo phó và yêu cầu thân nhân xác nhận thông tin.
Phiếu bầu của cử tri Mỹ luôn có mã code để theo dõi. Giới chức Mỹ đã cảnh báo rằng bất kỳ ai gian lận bằng cách bỏ phiếu bằꦜng tên người đã chết sẽ bị truy tố.
Một phụ nữ ở bang Minnesota tháng trước bị cáo buộc gian lận bầu cử, khi mạo danh người mẹ đã qua đời hồi đầu mùa hè để gửi phಞiếu bầu qua thư. Một người đàn ông ở ba🍒ng Pennsylvania năm 2021 cũng bị kết án 5 năm quản chế vì gửi phiếu bầu năm 2020 thay người mẹ qua đời từ lâu.
Tuy nhiên, giới chức bầu cử khẳng định các phiếu bầu gian lận kiểu này không nhiều tới mức đủ đ🎐ể ảnh hưởng tớ🦩i kết quả bầu cử.
Patty Hansen, người giám sát bầu cử ở hạt Coconino của bang Arizona, cho biết bà và đồng nghiệp đã rà soát cáo phó trên các tờಞ báo địa phương vài lần mỗi tuần đ🅠ể xóa tên cử tri đã chết khỏi hệ thống. Quá trình này mất khoảng 10-15 phút.
Hansen thêm rằng bà chưa từng đố꧙i mặt sự giám sát chặt chẽ như vậy trong hơn ba thập kỷ làm việc tại cơ quan bầu cử. Theo bà, việc rà soát cáo phó giúp xây dựng niềm tin với cử t♕ri.
"Chúng tôi đang cố gắng làm việc thật cẩn thận🌜", bà nói.
Thùy Lâm (Theo WSJ)