Miền Bắc vừa bước vào đợt🐠 rét sâu nhất từ đầu mùa đông. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn Quốc gia, hôm nay 1/12, khu vực Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại trên diện rộng. Nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi và trung du Bắc Bộ phổ biến từ 8-11 độ C, vùng đồng bằng Bắc Bộ từ 11-13 độ C. Nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa ở nhiều nơi cảm giác rét buốt.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thành Đô, Khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hജà Nội, thời tiết trở lạnh đột ngột từ nóng ấm chuyển sang lạnh buốt khiến con người khó thích nghi kịp. Nhiệt độ không khí sẽ giảm mạnh vào sáng sớm và chiều tối, là khung giờ đi làm và tan làm của nhiều người. Nếu không giữ ấm đúng cách, cơ thể rất dễ nhiễm lạnh dẫn đến các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi,... nguy hiểm với người lớn tuổi, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu.
Bác sĩ Đô cho biết người đi xe máy cần chú ý giữ ấm vì gió thốc trực tiếp vào cơ thể, lại khô🐠ng vận động mạnh nên không thể tự làm ấm như khi đi xe đạp hay đi bộ. Một số lưu ý dưới đây giúp lái xe máy bảo vệ sức khỏe trong thời tiết lạnh tốt hơn:
Giữ ấm tai
Con người thường mất khoảng 30% nhiệt lượng ở vùng đầu, tuy nhiên đây là phần ít được chú ý giữ ấm nhất. Trong đó tai với cấu trúc sụn, ít mô mỡ cách nhiệt nên thường bị lạnh nhanh hơn các bộ phận khác. Tai bị lạnh có thể gây đau, chóng mặt, ù tai, ꦓthậm chí một số trường hợp bị mất thính lực do tiếp xúc với không khí quá lạnh trong thời gian dài. Khi đi xe máy, nên bịt tai bằng khăn, mũ len hoặc dụng cụ chụp tai; tuy nhiên không nên dùng tai nghe hay nút bịt tai vì có thể khiến chúng ta không nghe rõ tiếng còi xe cảnh báo khi tham gia giao thông.
Giữ ấm mũi, cổ và gáy
Nghiên cứu của Đại họ👍c Yale (Mỹ) cho thấy hít không khí lạnh khiến nhiệt độ trong khoang mũi giảm, là điều kiện thuận lợi cho virus Rhinoཧ phát triển và nhân lên, gây bệnh cảm lạnh. Do đó, giữ cho mũi ấm hơn sẽ giảm nguy cơ nhiễm virus.
Cổ và gáy cũng là những bộ phận dễ bị gió lạnh xâm nhập và cần giữ ấm mùa lạnh. Khu vực này chứa nhiều mạch máu, không khí lạnh sẽ làm mạch máu co lại, gồm cả các mạch máu của đường hô hấp. Hậu quả là ít tế bào 𒆙bạch cầu được sản sinh để chống vi khuẩn và virus, tăng khả năng nhiễm bệnh.
Để giữ ấm mũi khi đi xe máy, người cầm lái nên đeo khẩu trang, có thể sử dụng khẩu trang﷽ vải bên ngoài khẩu trang kháng khuẩn để giữ ấm tốt hơn. Phần cổ và gáy cần che kín bằng khăn ấm.
Giữ ấm vùn🐈g đầu rất q𒅌uan trọng khi đi xe máy trong thời tiết mưa rét.
Mặc quần áo nhiều lớp
Không khí giữa các lớp quần áo có thể xem là một lớp cách nhiệt, giúp chúng ta thấy ấm hơn so với việc mặc ít lớp. Người đi xe nên mặc áo có chất liệu chắn gió ra ngoài cùng (ví dụ áo phao, áo dù...), áo có chất liệu bông bên trong. Áo nên có chun ôm sát cổ 🐻chân, cổ tay để tránh gió lùa. Quần áo ôm vào người vừa phải, không quá thùng thình hoặc cồng kềnh để tránh làm cơ thể khó cử động, không an toàn khi lái xe.
Ngoài ra lái xe nên đeo găng tay, tất chân đủ ấm, vì tay hoặc chân tê cóng sẽ làm giảm khả năng phản hồi của các chi🎶 đến tay phanh, chân phanh, tay ga, chân số...
Làm ấm từ bên trong
Ăn uống các thực phẩm, đồ uống nóng trước khi đi xe máy giúp cơ thể được cung cấp nhiệt lượng từ bên trong, giảm cảm giác buốt giá khi ra ngoài. Bác sĩ Đô gợi ý một số món người đi xe nên thử trước khi ra ngoài như ngậm kẹo gừng, uống trà gừng/mật ong, ngậm quế, ănꦰ cháo bí đ🎀ỏ, ăn khoai lang...
Bên cạnh đó, bác sĩ Đô cho biết việc ăn no trước giúp cơ thể được giữ💟 ấm tốt hơn nhờ quá trình đốt cháy calo. Ngược lại, để bụng đói đi ngoài trời lạnh sẽ thấy càng lạnh hơn, do quá trình trao đổi chất chậm lại, cơ thể phản ứng bằng cách run rẩy để tự sinh n🧔hiệt.
Hoài Phạm