ܫPhiên thảo luận trước thềm với chủ đề "Chuyển đổi chuỗi trái cây ĐBSCL hướng tới hiện đại, bền vững, phát thải thấp" trong khuôn khổ diễn đàn Mekong Starup 2022, diễn ra sáng 20/12 tại Nhà văn hóa Lao động Đồng Tháp. Chương trình có sự góp mặt của Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản; ông Nguyễn Trúc Sơn - Phó Chủ tịch thường trực UBND Tỉnh Bến Tre; cùng một số lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp trong ngành hàng trái cây tại khu vực miền Tây.
🧜Tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, cho biết ngành hàng trái cây là một trong ba chủ lực của ĐBSCL bên cạnh lúa gạo và thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng trái cây hiện nay khoảng 3,5 tỷ USD nhờ đã xây dựng ngành hàng đầy đủ chủ thể từ nông dân, sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng khâu bán hàng, phân phối; những chủ thể liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm...
𝐆Tuy nhiên, ông Toản cho rằng nông dân không nên thỏa mãn các kết quả đã đạt được, mà cần có sự liên kết giữa những doanh nghiệp để ngành hàng ngày càng phát triển. Ngành hàng trái cây cần phát triển theo hướng dài hơi, bền vững, thể hiện trách nhiệm đối với quốc tế cùng những cam kết về phát thải thấp...
🦂Ông Toản cũng đặt vấn đề nông dân cần nhận thức việc hạn chế rủi ro, cần chuyển đổi tư duy, tạo lợi nhuận kinh doanh ngành hàng trái cây còn tạo giá trị kinh tế, văn hóa, môi trường. Người nông dân đồng bằng cần phải có môi trường phát triển bền vững từ những sản phẩm do họ làm ra. Ông cũng bày tỏ mong muốn xây dựng nền nông nghiệp trách nhiệm, bản sắc và hội nhập quốc tế.
Nâng cấp chuỗi giá trị trái cây
✤Trong phiên tham luận đầu tiên, bà Lê Thị Thanh Thảo, Giám đốc quốc gia Tổ chức Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam phân tích một số hiện trạng trái cây Việt Nam trong việc tuân thủ chất lượng và tiêu chuẩn theo chuỗi giá trị về đầu vào, canh tác, thu gom đóng gói, chế biến, hậu cần, xuất khẩu.
🐲Theo bà Thảo, ở đầu vào, nông dân không có kiến thức và sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách; lạm dụng thuốc trừ sâu không phù hợp với mục đích; sử dụng bao bì bằng chất liệu nhựa. Trong khâu canh tác, nông dân sử dụng hóa chất ảnh hưởng đến đến thời gian bảo quản sau thu hoạch; khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP...
♛Ở khâu thu gom, hệ thống truy xuất nguồn gốc còn hạn chế đối với các trang trại; số lượng trái cây đảm bảo chất lượng và số lượng vẫn còn thiếu. Khâu đóng gói thiếu hệ thống quản lý chất lượng; thiếu thông tin về quy trình xử lý sau thu hoạch... Nguồn cung ứng không đồng nhất và thiết bị xử lý để xuất khẩu còn hạn chế trong khâu chế biến.
💖Bà Thảo cũng nêu ra các vấn đề hạn chế liên quan đến hậu như hệ thống kho lạnh, kho mát trong chuỗi còn yếu và thiếu kiến thức về chuỗi; chi phí vận chuyển hàng không cao. Nông dân còn thiếu nhận thức về yêu cầu thị trường cụ thể tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, đóng gói, hồ sơ chứng từ, dán nhãn, truy xuất nguồn gốc...
💛Để giúp nông dân giải quyết các vấn đề trên, bà Thảo cho biết UNIDO đã thiết kế chương trình giám sát riêng; hỗ trợ xây một hệ thống trích xuất nguồn gồc, liên kết các hệ thống dữ liệu, đảm bảo nhu cầu về xuất khẩu. Đồng thời còn giới thiệu kết nối những doanh nghiệp đầu chuỗi của ngành hàng, trích xuất được hệ thống trích xuất nguồn gốc... giúp theo dõi cácchỉ số liên quan.
꧋Hiện UNIDO đã xây dựng 7 chương trình trong toàn bộ chuỗi số hóa giúp đào tạo, mở rộng kiến thức. Tổ chức này cũng xây dựng các chương trình về bảo quản đóng gói, sơ chế để xuất khẩu hàng sang Mỹ... "Chúng ta có thể tăng giá trị trong ngành và mở rộng tiềm năng thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, người dân trong nước cũng xứng đáng có được những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm", bà Thảo nói.
Cấu trúc hệ sinh thái chế biến ngành hàng trái cây
🐻Trong khuôn khổ phiên tham luận, Tiến sĩ Bùi Hồng Quân, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit nhận xét ngành trái cây ở đồng bằng có tiềm năng lớn, mang lại rất nhiều ngoại tệ cho quốc gia. Song, cấu trúc hiện tại của ngành phức tạp và chồng chéo, không thể phát huy vai trò và tạo giá trị để định hình thị trường trong nước, quốc tế.
༒Trước thực trạng này, ông Quân hiến kế cần phải có các biện pháp để tái cấu trúc. Một trong những biện pháp căn cơ có thể kể đến đó là thành lập các doanh nghiệp ngành hàng của từng loại trái cây, dựa trên nền tảng liên kết 4 nhà đã có trước đây. Liên hiệp ngành hàng cho từng loại trái cây sẽ điều tiết thị trường bao gồm cả đầu vào và đầu ra, tạo dựng nên các thương hiệu trong một sân chơi chung có quy luật cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nhà đầu tư.
🎶Vị chuyên gia chia sẻ thêm các nhà đầu tư thúc đẩy việc chế biến sâu cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu, giúp phát triển ngành hàng trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chuẩn hóa sản phẩm, liên minh ngành hàng, liên kết vùng nguyên liệu
🗹Đi lên từ một nhà vựa trái cây gần 30 năm, trong tham luận thứ ba, bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xuất - nhập khẩu trái cây Chánh Thu gợi ý để hoàn thành mục tiêu phát triển thương hiệu trái cây "Made in Vietnam", củng cố lại niềm tin người tiêu dùng, cần dựa trên 4 trụ cột chính gồm nông nghiệp tử tế, sáng tạo, tuần hoàn và bền vững.
🙈Trong đó, nông dân cần quy hoạch lại vùng nguyên liệu, lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng từng địa phương, quản lý chặt chẽ và có chế tài cho việc phát triển giống cây trồng. Ngoài ra, cần tập trung xây dựng diện tích cánh đồng lớn để tạo điều kiện cho mô hình liên kết chuỗi phát triển bền vững, dựa trên tiêu chí bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp.
🍎Bà Vy khuyến nghị cần xây dựng lại tiêu chuẩn VietGAP tử tế và minh bạch, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính và được thế giới công nhận, theo phương châm đồng bộ giữa thị trường nội địa lẫn quốc tế. Sự vào cuộc của các Bộ ngành để cùng phối hợp chặt chẽ cũng là giải pháp giúp phát triển thương hiệu trái cây của Việt Nam trước những thách thức của thị trường.
Thư Kỳ (ảnh: Thanh Tùng, Vĩnh Đoàn)