Thứ bảy, 29/6/2024, 19:00 (GMT+7)

Cách người trẻ 'siết từng đồng' khi chi tiêu

Mỗi lần mua sắm, Thiên Kim (TP HCM) đều lên mạng khảo sát giá từ các món vặt đến quần áo, thiết bị điện tử, chọn nơi bán rẻ nhất rồi mới "xuống tiền".

Gen Z tiếp xúc với internet từ bé nên thường xuyên khảo giá trên internet trước khi mua sắm hay chi tiền cho một dịch vụ. Ảnh: Pexel

Nữ nhân viên phòng hành chính nhân sự tại một công ty logistic có trụ sở ở quận 1, TP HCM chia sẻ, việc căn ke giá đã được cô thực hiện từ thời còn đi học. "Khi mua hàng, tôi không quen mặc cả nhưng chỉ mua ở nơi rẻ nhất bằng việc so sánh các cửa hàng, sàn thương mại điện tử", Kim nói. Di chuyển hàng ngày, cô cũng chọn hãng xe công nghệ có giá rẻ nhất, tận dụng cả ưu đãi để di chuyển tiết kiệm hơn, nhất là vào giờ cao điểm.

9X cho rằng cô cũng như đa số các bạn đồng trang lứa của mình không phải là những người quá chi li mà đơn giản chỉ mu🐲ốn chi tiêu thông minh hơn. Cô nhất định không trả "thừa tiền" cho một món hàng hay dịch vụ nào khi biết có nơi khác bán rẻ hơn. "Bố mẹ tôi nhiều khi cứ tiện là mua mà quên mất mình đang mua mắc hơn nơi khác bán", K𓆏im chia sẻ.

Là những người được tiếp xúc với internet từ nhỏ, thành thạo công nghệ hơn thế hệ trước, những người trẻ như Thiên Kim biết nhiều cách ♓để tiết kiệm khi mua sắm,♚ từ đó có thể để dành tiền cho những mục tiêu khác.

Xem đánh giá trước khi đến nhà hàng

Là thế hệ có mối liên hệ mật thiết với công nghệ ngay từ khi sinh ra, việc lựa chọn món ăn🍃 và cách ăn uống của Kim cũng ảnh hưởng nhiều từ internet. Cô gái chia sẻ bí quyết tiết kiệm tiền trong ăn uống của mình: xem đánh giá về các món ăn cũng như nhà hàng trên mạng trước, từ đo·có thể chọn được món hợp khẩu vị và vừa túi tiền nhất.

Kim chia sẻ bí quy൲ết nên ăn những thực phẩm, món ăn nhiều🤡 nơi bán, sẽ mua được giá cạnh tranh. "Những hàng độc lạ thường có giá cao hơn vì độc quyền".

Để có thể tiết kiệm trong những bữa ăn công sở, nhiều hôm Kim mang theo bữa trưa tự nấu ở nhà. Hôm nào không tự nấu, Kim thường đặt món ăn chung với đồng nghiệp để tiết kiệm phí giao hàng, cũng n𓂃hư có thể nhận được nhiều mã giảm giá hơn.

Đặt chung bữa trưa cùng đồng nghiệp, áp dụng tối đa các ưu đãi giảm giá là cách tiết kiệm tài chính của nhiều bạn trẻ. Ảnh: Giang Huy

Đặt xe có dịch vụ tiết kiệm kèm khuyến mại

Với những người trẻ năng động, di chuyển là một nhu cầu không thể🐎 thiếu. Tuy nhiên, khi đi lại nhiều hơn kéo theo chi phí dành ꦓcho khoản này sẽ tăng cao hơn.

Vé xe buýt tập giúp Linh tiết kiệm 25% so với giá vé xe buýt thường. Ảnh: Phương Linh

Chọn xe buýt làm phương tiện đi làm hàng ngày khi nhà quá xa nơi làm việc, Phương Linh, 25 tuổi, nhân viên văn phòng tại quận 3 mua vé tập để tiết kiệm. Từ nhà đến công ty, cô phải bắt hai tuyến xe buýt, bình thường vé cho mỗi lần lên xe là 6.000 đồng. Khi mua vé tập, cô chỉ phải trả 4.500 đồng cho một lần lên xe. "Một ngày, nếu đi đủ 4 chuyến, mình có thể tiết kiệm được đúng một chiếc vé", Linh kể.

Không muốn cầm lái giữa những đường phố đông đúc ở Hà Nội, trong khi công việc li💃ên tục phải nhận cuộc gọi, tin nhắn bất kỳ lúc nào, Nguyễn Hoàng, nhân🥃 viên truyền thông chọn xe công nghệ làm phương tiện di chuyển chính.

"Mỗi lần đi đâu, mình thường xem tất cả các ứng dụng đặt xe để chọn cuốc nào có giá phải chăng nhất, có thể áp được nhiều mã ưu đãi nhất", Hoàng chia sẻ. Gần đây, cậu đặt Grab nhiều hơn khi ứng dụng này triển khai dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm. Hoàng cho biết các dịch vụ tiết kiệm này có giá thấp hơn đến 20% so với các dịch vụ GrabBike, GrabCar thông thường. Khung giờ cao điểm (6-9h𒈔 và từ 17-20h) hàng ngày, ứng dụng sẽ tự động áp dụng ưu đãi giảm thêm lên đến 20% nên giá cước càng phải chăng hơn. "Nhiều hôm mình cố chờ thêm ít phút để đặt xe trong giờ cao điểm cho tiết kiệ♏m hơn", Hoàng tiết lộ về cách tiết kiệm tiền của mình.

GrabBike Tiết Kiệm giúp bạn trẻ tiết kiệm tới 20% so với cước phí Grab thông thường. Ảnh: Thanh Tùng

Săn ưu đãi du lịch

Trước đây, ngày còn bé, mỗ♒i lần đi gia đình đi du lịch, Minh Tuấn, 25 tuổi, (Thanh Xuân, Hà Nội) đều muốn bố mẹ cho ở những khách sạn sang trọng, đến chỉ nghỉ ngơi ăn uống, hưởng thụ. Tuy nhiên, sau khi đi du học về, cậu đổi sở thích, thích đi du lịch bụi, du lịch sinh thái, khám phá những vùng đất mới.

Du lịch sinh thái về với thiên nhiên và không quá tốn kém ngày càng hấp dẫn nhiều bạn trẻ. Ảnh: Vân Anh

"Tôi nhận ra, với cách du lịch mới của mình, chi phí chỉ bằng một phần rất nhỏ so với cách đi du lịch mà mình đòi hỏi ngày bé". Tiết kiệm chi phí là một phần, nhưng Tuấn cho rằng đi du lịch bụi giúp cậu hiểu cuộc sống, văn hóa địa phương nơi mình đến hơn, cũng như hiểu rõ bản thân mình hơn. "Tất nhiên, nếu đi du lịch với gia đình hay bạn bè, tôi sẽ lưu tâm đến mong muốn của mọi người, nhưng tôi thấy cũng nên quan tâm đến việc tiết kiệm khi ༺đi du lịch", Tuấn nói thêm.

Theo cậu, tiết kiệm khi du lịch không có nghĩa là phải chọn ở nơi lưu trú hay ăn những món ăn rẻ tꦡiền mà là chọn được dịch vụ phù hợp với nhu cầu và có thể trả mức tiền ít nhất cho dịch vụ đó. Đó có thể là canh vé máy bay giá rẻ, canh phòng khách sạn, homestay vào những dịp đặc biệt. "Đôi khi mình có thể cắm trại ngoài trời qua đêm vì muốn trải nghiệm", Tuấn nói.

"Hãy sử dụng internet để khảo giá, bạn sẽ biết được nơi nào đang cung cấp cho mình mức giá thấp nhất, dù vẫn là dịch vụ đấy", Tuấn chia sẻ về bí quyết tiết kiệm tiền khi đi du lịch.

Săn "sale" vé máy bay, dịch vụ lưu trú, vui chơi giúp Gen Z tiết kiệm chi phí du lịch. Ảnh: Vân Anh

Xem phim giờ thấp điểm

Với người trẻ, vui chơi giải trí là một nhu cầu khôꦉng thể thiếu, giúp cuộc sống thêm năng động và nhiều sắc màu. Tuy nhiên, đây cũng là một khoản ngốn ngân sách đáng kể.

Là một tín đồ phim ảnh, Châu Anh (quận 7, TP HCM) thường xuyên lui tới các rạp chiếu bóng. Thời còn sinh viên, cô có thể dù🅘ng thẻ sinh viên để được giảm giá vé. Đến khi đi làm, cô nàng chọn xem vào các khung giờ giá rẻ để tiết kiệm. "Mình sẽ đi xem ở CGV vào thứ 4, Beta Cinemas vào ngày thứ 3, hay xem ở 🌳một số rạp khác khung trước 10h sáng hoặc sau 22h tối sẽ có vé giá rẻ hơn bình thường", Châu Anh liệt kê.

Đi vào ngày thường, ꦅáp các mã giảm giá, đi theo số đông cũng là cách được nhiều bạn trẻ áp dụng để tiết kiệm chi phí cho các hoạt động vui chơi giải tr��í.

"Nếu còn băn khoăn về giá cả, bꩲạn hãy dành chút thời gian hỏi anh Google", Thiên Kim chia sẻ bí quyết tiết kiệm chi tiêu của mì🌺nh.

Những khán giả trẻ TP HCM xem phim Đào Phở Piano. Ảnh: Thanh Tùng

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, hầu hết người trẻ Gen Z đều quan tâm tới kiến thức tài chính. Dù Gen Z ở mỗi quốc gia tiết kiệm ở mức độ khác nhau, nhưng đa số được đánh giá là nhóm tiết kiệm hơn và ít nợ hơn so với thế hệ trước đó. Một khảo sát vào năm 2020 với Gen Z Singapore cho thấy họ có thói quen tiết kiệm sớm hơn thế hệ Millennials. Gen Z Việt Nam cũng có ý thức trang bị kiến thức và kỹ năng về tài chính cá nhân hơn hẳn thế hệ trướcꦉ, theo nhận xét của Hiệp hội Ngân hàng.

Hầu hết chuyên gia tài chính cá nhân đều đánh giá cao việc tiết kiệm từ thời trẻ để tích lũy cho tương lai sau này. Nhiều quy tắc về quản lý tài chính cá nhân đã trở nên phổ biến và được nhiều người thừa nhận hiệu quả đều cho thấy tiết ♓kiệm là một phần không thể bỏ qua. Đơn cử quy tắc 6 chiếc lꦓọ phân chia thu nhập thành 6 phần, trong đó dành 10% cho tiết kiệm dài hạn. Quy tắc 50 20 30 - phân chia thu nhập thành 3 phần, trong đó có 20% dùng tiết kiệm và đầu tư.

"Với các bạn trẻ, đã biết tiết kiệm từng đồng khi chi tiêu, điều quan trọng là cần đảm bảo quản lý tiền thông minh, chứ không phải tiết kiệm chỗ này để phung phí vào chỗ khác", một chuyên gia tài chính cá nhân khuyến cáo. Các chuyên gia cũng hướng dẫn nhiều cách chi tiêu thông minh, như không nên mua𝓡 những sản phẩm không sử dụng, hãy so sánh các mức giá trước khi lựa chọn một mặ𝔍t hàng và dịch vụ...

Ảnh: Istock

Kim Anh