GS.TS.BS Ngô Quý Châu, Giám đốc chuyên môn, cố vấn cao cấp khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, khuyến cáo, các b🐬ệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới được điều trị kịp thời thường không gây ra biến chứng, nhưng nếu người bệnh chủ quan, không điều trị từ sớm, để bệnh diễn tiến nặng có thể gây ra các biến chứng nguy h🦩iểm.
Cá🐷c biến chứng tại phổi như suy hô hấp cấp (ARDS), áp xe phổi; viêm mủ màng phổi, các biến chứng ngoài phổi như nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng; biến chứng tim mạch như rối loạn nhịp, suy tim cấp và các biến chứng tiêu hóa, thần kinh, tâm thần... nguy cơ đe dọa tính mạng.
Các biện pháp phòng nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Giáo sư Châu chia sẻ một số biện pháp giúp phòng trán🌸h nhiễm trùng đường hô hấp dưới và ngăn ngừa mầm bệnh lây lan sang người khác.
Mỗi người nên hình thành thói quen rửa tay thường xuyên, tránh để vi khuẩn tấn công cơꩲ thể; khử trùng, làm sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc; đeo khẩu trang, che miệng khi ho hoặc hắt hơi để tránh mầm bệnh lây lan sang người khác; phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh có các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới; bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh những nơi khói thuốc.
Bên cạnh đó, mỗi người nên tiêm ngừa vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế như vaccine COVID, vaccine phòng cúm, phòng sởi - quai bị - rubella, phòng bệnh do phế cầu khuẩn.🍷.. Đồng thời, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt các bộ phận như mặt, cổ, ngực; nâng cao sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh và các hoạt động thể chất phù hợp.
Chăm sóc người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Giáo sư Châu cho biết꧋, để quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới hiệu quả như mong muốn, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh những việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi; bù nước cho cơ thể, tránh mất nước và giúp đờm trong phổi loãng hơn, dễ khạc nhổ. Ngoài ra, người bệnh cần bỏ thói 🔜quen hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá; có thể uống nước ấm pha mật ong và chanh để giảm triệu chứng khó chịu khi ho.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Theo giáo sư Châu, nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường nhẹ và tự cải thiện trong khoảng 7-10 ng⛄ày, nhưng không ít trường hợp bệnh đột ngột diễn tiến nặng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, khuyến cáo người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Tùy theo từng bệnh lý và mức độ của bệnh mà người bệnh được c𝄹hỉ định các phác đồ điều trị khác nꦰhau.
Điều trị viêm phế quản cấp
- Nghỉ ngơi, bỏ thói quen hút thuốc lá, chú ý giữ ♍ấm cho cơ thể.
- Uống nhiều nước, bù nước cho cơ thể.
- Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị viêm phổi
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chỉ định này sẽ khác nhau tùy theo mức độ các triệu chứng và loại virus, vi khuẩn gây bệnh. 📖Trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình có thể điều trị ngoại trú, các trường hợp nặng và có nhiều yếu tố nguy cơ thì cần nhập viện điều trị.
- Hỗ trợ oxy khi người bệnh có các dấu hiệu của suy hô hấp cấp như khó tဣhở, tím tái...
- Nếu người bệnh điều trị ngoại trú cần theo dõi tái khám để phát hiện các triệu chứng diễn biến nặng hay can thiệp khi bi𝓰ến chứng xuất hiện.
Thúy Nguyễn