🍒Italy đang là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, với số ca nhiễm nCoV không ngừng tăng mỗi ngày. Nước này đến nay ghi nhận gần 98.000 ca nhiễm và gần 11.000 người chết, tỷ lệ tử vong ở mức 11%, cao hơn hai lần mức trung bình thế giới.
🌼Tuy nhiên, Vo Euganeo, thị trấn nhỏ với dân số 3.300 người thuộc vùng Veneto, miền bắc Italy, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, tuyên bố đã xóa sổ được chuỗi lây nhiễm. Thị trấn không còn ca nhiễm mới nào sau khi thực hiện chương trình xét nghiệm hàng loạt nhằm ngăn virus lây lan.
𓄧Vo Euganeo chứng kiến số ca nhiễm tăng nhanh chóng vào tuần thứ ba của tháng 2 và là nơi báo cáo ca tử vong đầu tiên vì nCoV ở Italy vào ngày 21/2. Sau ca tử vong đầu tiên, toàn bộ thị trấn lập tức được phong tỏa.
😼Không ai được đến hoặc đi khỏi Vo Euganeo. Hàng hóa (thuốc men và thực phẩm) chỉ có thể được chuyển vào thị trấn khi có sự cho phép từ đại diện chính quyền trung ương ở tỉnh Padua. Sau đó, toàn bộ 3.300 dân của Vo Euganeo, bao gồm cả những người không có triệu chứng, được xét nghiệm virus, bắt đầu từ 6/3.
🍒Động thái này giúp cách ly những người nhiễm bệnh trước cả khi họ có triệu chứng, đồng thời ngăn virus tiếp tục lan xa.
🎀Trong vòng 14 ngày, nCoV đã bị xóa sổ khỏi cộng đồng. Chiến dịch xét nghiệm quy mô lớn cho thấy khoảng 3% cư dân thị trấn bị nhiễm và tại thời điểm đó, một nửa số bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào dù dương tính nCoV.
𓆉Sau hai tuần phong tỏa nghiêm ngặt và cách ly tuyệt đối người nhiễm, khi tiến hành xét nghiệm lại, chỉ còn 0,25% cư dân thị trấn nhiễm nCoV. Vo Euganeo từ hôm 13/3 đến nay chưa ghi nhận ca nhiễm mới nào.
♏Trong vòng xét nghiệm đầu tiên, 89 người ở Vo Euganeo dương tính, nhưng ở vòng xét nghiệm thứ hai, số ca nhiễm giảm xuống còn 6.
✅Bằng cách kết hợp giữa xét nghiệm diện rộng và phong tỏa toàn bộ thị trấn, Vo Euganeo đã ngăn số ca nhiễm vượt khỏi tầm kiểm soát, từ đó giảm thiểu áp lực lên hệ thống y tế. Mặt khác, tỷ lệ bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm nCoV đạt tới 100%. Thực tế cho thấy hành động quyết liệt và kịp thời đã giúp Vo Euganeo chặn đứng dịch bệnh, chuyên gia nhận định.
ꦓAndrea Cristani, giáo sư vi sinh tại Đại học Padua, Italy, người giúp thực hiện các ca xét nghiệm, và Antonio Cassone, cựu giám đốc khoa bệnh truyền nhiễm tại Viện Y tế Italy, cho rằng chiến lược của Vo Euganeo có thể trở thành mô hình cho những quốc gia khác đang tìm cách kiểm soát Covid-19.
♈"Bắt đầu từ ngày 6/3, cùng với các nhà nghiên cứu tại Đại học Padua và Hội Chữ thập Đỏ, chúng tôi đã xét nghiệm cho toàn bộ người dân Vo... kể cả những người không có triệu chứng. Điều này cho phép chúng tôi cách ly trước khi họ biểu hiện dấu hiệu nhiễm bệnh và ngăn virus tiếp tục lây lan. Bằng cách đó, chúng tôi đã xóa sổ nCoV trong chưa đầy 14 ngày", báo cáo của Cristani và Cassone nhấn mạnh.
ജBên ngoài Vo Euganeo cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, giới chức lại đang chọn cách chỉ xét nghiệm những người có triệu chứng bệnh.
🐻Theo Cristani và Cassone, những ca không có triệu chứng hoặc hầu như không có triệu chứng lại chiếm 70% số người nhiễm nCoV. Những người này sẽ truyền virus sang người khác khi chưa kịp biết mình đã nhiễm bệnh.
🅷Tại Vo Euganeo, việc xét nghiệm toàn bộ cộng đồng mang đến bức tranh toàn cảnh về dịch bệnh, giúp nhà chức trách xác định có bao nhiêu người nhiễm virus, bao nhiêu người đã lây truyền nó.
🌃Nhưng để áp dụng cách làm của Vo Euganeo ở một thành phố lớn hay trên quy mô quốc gia là điều vô cùng khó khăn. Dù vậy, phương pháp trên có thể được thực hiện ở những khu vực nhất định, nơi tốc độ lây lan nhanh, giúp ngăn chặn virus trước khi số ca nhiễm tăng lên, các bệnh viện nhờ thế cũng giảm tải một phần gánh nặng.
𒊎Chính quyền có thể xác định và tiến hành phong tỏa theo ổ dịch, xét nghiệm và cách ly từng người trong cộng đồng đó, bất kể có triệu chứng hay không, rồi theo dõi những mối liên hệ, tiếp xúc gần đây, xét nghiệm luôn những người tiếp xúc gần nếu cần thiết.
ꦕPhương pháp xét nghiệm diện rộng của Vo Euganeo cũng là những gì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trong tuyên bố gần đây.
✱"Chúng tôi chỉ có một thông điệp đơn giản gửi tất cả các quốc gia: Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, tuần trước nói tại một cuộc họp báo. "Tất cả các nước nên xét nghiệm mọi trường hợp nghi vấn. Họ không thể nhắm mắt chống dịch".
Vũ Hoàng (Theo Al Jazeera)