Ngày 22/11, 27 học sinh lớp 12 chuyên Vật lý, trường THPT chuyên Bắc Kạn, bị lạc đường khi đi dã ngoại trên núi Khau Mồ, cách trường khoảng 15 km. Sau 3 tiếng mắc kẹt trên núi cao 1.200 m, không có sóng điện thoại, trời tối nhanh, sương mù nhiều, nhóm học sinh được🌳 công an tỉnh Bắc Kạn tìm thấy.
Từ thực tế trên và nhiều vụ du khách lạc trong rừng núi, đạꩲi ꧑úy Nguyễn Danh Luân, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, chia sẻ một số kỹ năng sinh tồn cơ bản để thoát hiểm.
Trước khi đi
Trước khi đi thá𒆙m hiểm rừng, núi, bạn cần tìm hiểu💜 địa hình, hệ thực vật khu vực đó và những mối nguy hiểm có thể gặp phải thông qua việc tra cứu trên mạng và hỏi người bản địa, người có kinh nghiệm.
Sau đó, bạn nên chuẩn bị những đồ dùng cần thiết như quần áo đủ ấm, chăn màn, võng, da﷽o, kéo, bật lửa, đèn pin, la bàn, bản đồ, gương, đồ ăn, nước, điện thoại, sạc pin dự phòng và một số thuốc cơ bản. Những đồ vật♓ này cần nhỏ gọn, phù hợp với thể lực của từng người, tránh mang vác quá nặng gây mất sức hoặc phải bỏ bớt đồ trong quá trình di chuyển.
Ngoài ra, có thể mang theo các lon nước ngọt, khi c♊ần thiết có thể dùng như chiếc nồi, đun sôi nước uống và thông bá🔥o cho người thân lịch trình đi, về.
Nếu đi trong ngày, chăn, màn và võng có thể không cần thiết, quần áo cũng chỉ nên mang gọn nhẹ꧃. Khi di chuyển, bạn nên bỏ áo trong quần để tránh bị vướng ༺vào các cành cây và bị động vật nhỏ bay vào trong người.
Khi chưa có 🥀nhiều kinh nghiệm, tốt nhất là nên đi với người dân bản địa hoặc những người có chuyên môn để đảm bảo an 𒈔toàn.
Nếu bị lạc
Trường hợp bị lạc ban ngày, trời nhiều sương mù và không có sóng điện thoại, việc đầu tiên cần làm là bình tĩnh, không la hét hay hoảng loạn vì sẽ khiến bạn mất sức rất nhanh. Bạn có thể dùng bản đồ giấy, la bàn tr🌳ong điện thoại để xác định phương hướng.
Khi di chuyển tìm đường, bạn nên đánh dấܫu đường đi bằng dây, khắc lên cây hoặc tận dụng những đồ vật mang theo. Nếu đi đông người, để tránh lạc nhau, cần chọn ra một người dứng đầu 🦹dẫn đường, cả đoàn nắm tay nhau di chuyển chậm.
Nếu trời đã tối, bạn nên hạn chế di chuyển mà tìm một vị trí cao, rộng rãi và tán c👍ây không quá um tùm để phát tín hiệu bằng đèn flash ở điện thoại, đèn pin🃏 hoặc đốt lửa. Khi cảm thấy mệt mà không thể tìm được đường ra, bạn nên ngủ lại để sáng mai tiếp tục di chuyển.
Lúc ngủ, bạn cần tìm vị ℱtrí có thân cây đổ, cố gắng bịt kín cơ ꧟thể để tránh muỗi, vắt. Nếu đi đông người, cả đoàn nên nằm gần nhau, phân công người túc trực, canh gác để nghỉ ngơi an toàn hơn.
Cách duy trì sự sống và làm tín hiệu cầu cứu
Về tín hiệu cầu cứu, bạn có thể la hét, đập đá vào nhau. Nếu lên được đỉnh núi, bạn có thể xếp đá thành chữ hoặc đốt ba đống lửa nhỏ cạnh nhau tạo thành hình tam gi🦋ác. Trong điều kiện thời tiết khô ráo, có nắng, bạn dùng gương để phản chiếu gây sự chú ý.
Một số người đi rừng chuyên nghiệp còn mang pháo sáng, cồn để đốt lửa nếu lá cây, củi quá ẩm ướt. Để tránh gây cháy rừng, địa điểm đốt phải ít cây cỏ xung quanh, bạn đốt thành đám c💫háy nhỏ và phải ở đó để trông coi, không nên châm lửa rồi đi nơi kh♊ác.
Nếu không mang nhiều thức ăn, bạ♐n cần tìm nguồn nước ngọt để duy trì sự sống bởi con người chỉ chịu được 3-4 ngày thiếu nước. Bạn nên lần theo ong hoặc ruồi bởi ong📖 thường làm tổ cách nguồn nước ngọt một vài km, còn ruồi cách vài trăm mét. Các vết xói mòn trên nền đất có thể dẫn bạn đến suối nước, thậm chí bạn cũng có thể uống sương. Trường hợp bị kẹt lại lâu hơn, bạn phải tìm đến trái cây rừng để duy trì sự sống.
Giả sử không may bị thương, bạn cần sơ cứu bằng bông, gạc mang theo, gãy tay thì dùng cành ൲cây cố định rồi băng lại. Nếu bị nặng hoặc chân không di chuyển được x𝐆a, tốt nhất là nhóm lửa tại vị trí thuận lợi để chờ sự trợ giúp.
Thanh Hằng (ghi)