Ngày 15/6/2012, 10 tuần đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines khép lại bằng việc Manila rút tàu khỏi vùng biển quanh bãi cạn Scarborough, một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi trên Biển Đông, nằm cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 230 km và cách bờ biển đông nam Trung Quố🐼c khoảng 1.000 km. Scarborough lâu nay🥀 vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.
Bất chấp sự phản đối từ giới lãnh đạo châu Á, Bắc Kinh đã đẩy Manila khỏi Scarborough để chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này, nơi Philippines tuyên bố chủ quyền kể từ s𓃲au khi giành được độc lập năm 1946.
Khủng hoảng nổ ra khi máy bay tuần tra của hải quân Philippines ngày 8/4/2012 phát hiện 8 tàu cá Trung꧟ Quốc gần bãi cạn Scarborough. Đúng như nghi ngờ, Manila phát hiện chúng chở bất hợp pháp sò tai tượng, san hô và🐼 cá mập, những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, vi phạm luật của Philippines.
M🐎anila cử tàu khu trục nhỏ BRP Gregorio del Pilar tiếp cận và bắt các ngư dân Trung Quốc. Tuy nhiên, máy bay trinh sát Philippines lại không thấy các tàu hải giám Trung Quốc cũng hiện diện trong khu vực. Mặc dù ๊Philippines vẫn thường xuyên sử dụng tàu hải quân cho các hành động can thiệp bởi số lượng tàu bảo vệ bờ biển của họ còn hạn chế, Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng Philippines đã sử dụng một tàu quân sự cho các hoạt động thực thi pháp luật.
Cáo buộc Manila quân sự hóa tranh chấp, Bắc Kinh điều tàu hải giám ngăn chặn Philippines bắt ngư dân. Kể từ đây, hai bên bị ꦏcuốn vào một cuộc tranh chấp chủ quyền quyết liệt ở bãi cạn Scarborough.
Yêu cầu Philippines lập tức rút lui, Trung Quốc nhanh chóng khiến căng thẳng leo thang bằng cách dàn đội hì🍌nh tàu lấn át số lượng tàu của Philippines đang tới để giải cứu chiến hạm BRP Gregorio del Pilar. Sau đó, tàu hải giám Trung Quốc, được cho là đã phối hợp với các ngư dân, thực hiện động thái gây bất ngờ là dựng một hàng rào dây thừng quanh bãi cạn Scarbo🔯rough, khiến các ngư dân Philippines bị nhốt bên trong.
Trong lúc này, các tàu của hải quân Trung Quốc vẫn hiện diện ở phía xa, gửi thông điệp tới Manila: Đừng🗹 gây rắc rối.
Ngoài phong tỏa trên biển, Bắc Kinh còn gây áp lực về kinh tế với Manila bằng việc yêu cầu kiểm tra t𒉰ừng nải chuối nhập khẩu từ Philippines khiến chúng bị ùn ứ tại cảng Trung Quốc, bị thối, phải vứt bỏ. Đây là động thái chưa từng có tiền lệ.
Số du khách Trung Quốc đến Philippines cũng 💦sụt giảm sau khi một trong ba hãng hàng không chính của Trung Quốc cắt các chuyến bay hàng ngà꧙y đến Manila từ hai chuyến xuống còn một. Nhiều chuyến du lịch đến Philippines cũng bị hủy.
Căng thẳng ngày càng gia tăng, các kênh ngoại giao truyền thống không thực sự đem lại hiệu quả. Philippines lúc bấy giờ chưa bổ nhiệm người thay thế vị trí đại sứ tại Trung Quốc đang còn trống còn đại sứ Trung Quốc tại Philippines thì bị ജcoi là hoạt động không hiệu quả và "lạc điệu" với Bắc Kinh. Những nỗ lực nhằm thiết lập các kênh liên lạc hậu trường đáng tin cậy giữa Manila và Bắc Kinh cũng thất bại.
Như một phương án mặc định, khi chính phủ Philippines và Trung Quốc không thể nói chuyện với nhau, họ tìm tới Mỹ như mộ♛t "trọng tài". Cả hai bắt đầu có các cuộc đàm phán riêng với giới chức Mỹ, những người sau đó phải chuyển tiếp thông điệp qua lại giữa đôi bên.
Dù không muốn🉐 coi Mỹ là trung gian hòa giải, Bắc Kinh vẫn kêu gọi Washington gây sức ép buộc Manila phải thoái lui, mô tả giới lãnh đạo Philippines là cảm tính và khꦇó đoán. Trái lại, các trao đổi ngoại giao giữa Mỹ và Philippines lại chia sẻ quan điểm chung về tầm quan trọng của việc phải giữ thái độ cảnh giác và thận trọng.
Manila hy vọng có thể trở về như trước đây nhưng vẫn tìm hiểu các điều kiện để Washington có thể can thiệp quân sự theo Hiệp ước Phòng thủ ⛦Chung (MDT) mà hai bên đã ký kết từ năm 1951. Tháng 6/2012, tổng thống Philippines Benigno Aquino III có chuyến thăm Washington nhằm gửi tín hiệu về sự thống nhất trong liên minh Mỹ - Philippines song Mỹ vẫn giữ sự "mơ hồ chiến lược" về ý nghĩa của hiệp ước khi một cuộc xung đột bùng nổ ở Biển Đông.
Sau൲ nhiều tuần nhóm họp, thảo luận và đàm phán, với vai trò trung gian, các quan chức Mỹ giữa tháng 🃏6/2012 đã giúp xây dựng một thỏa thuận mà theo đó hai bên sẽ cùng rút lui khỏi khu vực tranh chấp.
Kiệt sức, bị lấn át về số lượng và thiếu các giải pháp thay thế khả thi, Manila rút các tàu còn lại của 💝mình với lý do tránh bão. Song Trung Quốc lại không tuân thủ hạn chót mà thỏa thuận đề ra, vẫn duy trì các tàu hải giám tại khu vực và dần dần giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough.
Không lâu sau khi Philippines rút lui, các quan chức và chuyên gia T𒁏rung Quốc đã🍒 bàn về cái gọi là "Mô hình Scarborough" nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực và sáp nhập các lãnh thổ tranh chấp.
Từ đó đến nay, Bắc Kinh luôn tìm cách hạn chế các phương tiện tiếp cận khu vực, đặc biệt là tàu cá Philippines. Philippines không ít lần tố cáo tàu Trung Quốc cố tình đâm va vào các tàu của ngư dân nước này tiếp cận bãi cạ💖n. Bên cạnh đó, Manila vẫn tiến hành các cuộc tuần tra ở Scarborough dù Bắc Kinh phản đối.
Trung Quốc luôn khẳng định không xây dựng tại Scarborough nhưng giới chuyên gia đặt nhiều nghi vấn bởi ꦬBắc Kinh từng nhiều lần đưa ra những thông báo sai sự thật về hoạt động bồi đắp, 🌺cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Greg Poling, giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch𝓀 Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), ch🍷o rằng với vị trí gần Philippines và cả Đài Loan, việc thiết lập hiện diện ở Scarborough giúp tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo và nhận thức hàng hải của Trung Quốc.
Theo Bryan Clark, chuyên gia tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, trụ sở ở Washington, Mỹ, vì bãi cạn Scarborough khá gần với đảo Luzon, nếu Trung Quốc triển khai tới đây tên lửa phòng không và tên lửa đất đối đất, chúng hoàn toàn có khả năng vươn tới Philippines. "Đây sẽ là đòn tấn côꦓng trực diện, đẩy lùi mọi nỗ lực của Philippines nhằm chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough", Clark nói.
Ngoài ra, việc hiện diện quân sự ở Scarborough còn giúp Trung Quốc có thêm đòn bẩy lợi thế trên khắp Biển Đông. "Người Truꦚng Quốc thực sự muốn phát triển bãi cạn Scarborough và đặt radar ở đây rồi từng bước thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ). Nó sẽ cho phép họ phần nào hoàn thành lập luận rằng T𝔉rung Quốc đã kiểm soát và giám sát Biển Đông", Clark nói.
Vũ Hoàng (Theo National Interest, Business Insider)