Với lượng thông tin khổng lồ trên mạng, người dùng🌄 dễ bị rơi vào tình trạng "rối loạn thông tin". Do đó, mỗi người cần tự trang bị khả năng chọn lọc thông tin để xác định thật - giả, ꧃tránh vấp phải sai lầm dẫn đến hậu quả lớn. Người dùng mạng nên áp dụng 5 bước sau để tránh bẫy tin giả (fake news):
Xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả
Người dùng cần cảnh giác với thông tin đến từ các website không rõ nguồn gốc, không xác thực h🏅ay từ tài khoản, kênh nội dung, nhóm ít tương tác, bạn bè chung... Đồng thời, mỗi người nên thực hiện thêm bước đối chiếu với báo chí chính thống để kiểm chứng.
Để nhận được những thông tin chính xác, người dùng cần tham khảo thêm tin tức trên truyền hình hoặc từ những trang báo uy tín, có nguồn gốc rõ ༺ràng và có thương hiệu hoặc các cổng, trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan nhà nước.
Kiểm tra thông tin, hình ảnh minh họa và đường dẫn liên kết
Tin giả còn có thể xuất hiện dưới dạng hình ảnh hoặc bằng cách g💎ắn đường liên kết sai, không liên quan tới nội dung bài viết. Nhiều đối tượng thường tìm cách lồng 𝓰ghép, chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài viết, mô phỏng theo các trang, kênh báo chí chính thống.
Do đó, người dùng cần kiểm tra hình ảnh có tồn tại trên không gian mạng không, đường dẫn liên kết có đúng với nội dung bài viết đăng tải không, cũng như đường dẫ🐈n liê🍎n kết tới trang có nguồn gốc rõ ràng, uy tín hay không.
Kiểm tra thời gian
Những bài viết đăng tải tin giả, tin sai sự thật thường được biên soạn và định dạng mốc thời gian không trùng với thực tế. Do đó, người tiếp nhận cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung và thời gian đăng tải. Người dùng cũng nên c🐠ảnh giác với những tin tức cũ, đăng lại nhiều lần.
Đọc toàn bộ nội dung, tìm những điểm nghi ngờ, mâu thuẫn
Theo "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" của Bộ thông tin và Truyền thông, tin giả đa phần được xây dựng dựa trên một sự kiện, câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở những nội dung mấu chốt và có tiêu đề "giật gân", viết in hoa kèm dấu ký tự mang tính chất khẳng định nhằm hấp ജdẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
Người đọc cần 🐎xem kỹ nội dung thông tin đó là thật hay chỉ là câu chu💯yện phiếm, trò đùa của người đăng. Giới hạn phân định giữa tin giả, thông tin bịa đặt và lời nói đùa, câu chuyện chế hài hước rất mơ hồ.
Do đó, người dùng mạng cần tìm hiểu, xem xét nguồn tin, kiểm tra tác giả, liệu có phải là tài khoản, trang thường xuyên đăng thông 🌊tin chưa kiểm chứng không; những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên nhân vật,🤡 địa phương, thời gian cụ thể... không.
Chuyên gia khuyến cáo, ngườ🐠i dùng mạng xã hội nên tìm đến những nguồn tin chính thống, đồng thời, tự mình kiểm chứng trước khi bấm chia sẻ bất cứ điều gì trên mạng xã hội, tránh trở thành nạn nhân của "bẫy" tin giả.
Đối chiếu với báo chí chính thống hoặc tham khảo chuyên gia
Khi nhận thấy nguồn tin không đáng tin cậy, người dùng có thể tham khảo các tin, bài có nội dཧung tương tự trên những trang chính thống, uy tín để đối chiếu. Nếu thông tin khó kiểm chứng, mọi người có thể hỏi ý kiến của chuyên gia liên quan🦩 đến lĩnh vực đó hoặc những người có kinh nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng.
Trường hợp phát hiện thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Người dân có thể báo cáo qua website của (VAFC) hoặc gửi về email [email protected].
Ngoài ra, người dùng mạng xã hội cũng cần lưu ý khi lựa chọn thông tin đăng tải. Trước khi tương tác, bình luận, chia sẻ thông tin nào đó, cần cân nhắc xem thông tin đó có hữu ích cho bạn bè, cộng đồng hay không. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên chia sẻ những thông tin xác thực, chính thống, để bạn bè, người thân được tiếp cận với những điều hữu ích, chính xác; không nên đưa tin tiêu cực, nhất là có thể gây hoang mang, bất anꦰ, tác động xấu đến tâm lý người tiếp nhận.
Nhật Lệ
Chiến dịch "Tin" do Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) phối hợp với Báo VnExpress, FPT Online phát động nhằm nâng cao nhận thức, phòng chống tin giả trên không gian mạng.
Cuộc thi "Anti Fake News" nằm trong khuôn khổ chiến dịch. Đây là sân chơi khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo nội dung liên quan đến việc chia sẻ thông tin tích cực, hạn chế tin giả, sai sự thật trên nền tảng TikTok.
Thí sinh có thể thực hiện điệu nhảy "Anti Fake News", hát bài hát chủ đề do ban tổ chức công bố hoặc kể chuyện, diễn hoạt cảnh tình huống... và đăng tải trên ứng dụng này.
Sau hai vòng thi "Khởi tạo" và "Chung cuộc", ban tổ chức sẽ trao tổng giá trị giải thưởng đến 150 triệu đồng, gồm:
- Top 10 video xuất sắc nhất ở mỗi chủ đề
- Top 3 video xuất sắc nhất ở mỗi chủ đề
- 1 video truyền cảm hứng (số điểm được đánh giá dựa trên bộ tiêu chí riêng)
- Top 5 nhà sản xuất nội dung tài năng
- 1 nhà sản xuất nội dung triển vọngĐộc giả xem thêm thông tin về chiến dịch và cuộc thi tại:
- Website:Chiến dịch Tin - Anti Fake News
- Fanpage: