Bên kia "con trăn" là quán cà phê bờ sông của chị. Cái quán chưa đến mười mét vuông, lợp lá dừa nhỏ xinh, bốn bề gió lộng bên quốc lộ 91 trước nhà. "Nồi cơm" của gia đình bốn miệng ăn hàng chục năm nay bỗng trở nên tuột khỏi tầm với. Nó quá chông chênh khi cố bám víu vào miếng mặt đường rải nhựa chực chờ sụp xuống theo ꦕcon nước của dòng Hậu Giang.
Từng nhiều lần chứng kiến nhà cửa, hàng quán trôi sông ở miền Tây,♉ linh tính mách bảo chị không nên mạo hiểm mưu sinh bên miệng Hà bá. Y như rằng, sau vài ngày cầm cự, cả đoạn quốc lộ đã rã thành từng mảng xuống s🅠ông, mang theo "nồi cơm" nhà chị Tư. Đó là một ngày cuối tháng bảy.
Quán cà phê 🌠của chị Tư cũng là nơi tôi và anh N. hay ghé lại hàn huyên trong mỗi chuyến công tác An Giang. Tôi vừa gặp lại anh N. khi anh dẫn con qua Vancouver, Canada du học. Là dân miền Tây chính gốc, tổ tiên anh đã chọn An Giang làm trú quán ngót 200 năm, từ thời đào kênh Vĩnh♊ Tế. Anh N. nói, cái quán của chị Tư trôi sông đã làm anh suy nghĩ rất nhiều.
Chẳng ở đâu xa, vuông đất mấy công mặt tiền sông Hậu nơi đặt xưởng xay xát của nhà anh cũng đang ngày càng teo lại và nham nhở vì "nước ăn". Cái nết hiền lành của con nước Cửu Long ngày xưa không còn nữa. Nhìn xa xăm, anh tâm sự vừa ký hợp đồng mua dịch vụ tư vấn định cư Canada với số tiền không hề nhỏ, 5 tỷ đồng. Cực chẳng đã, gia đình anh phải đi tìm vùng đất mới, dù rất đau xót khi không thể tiếp nối tiền đồ củ🎀a cha ông. "Ước gì được trở lại ngày thơ ấu, dù nghèo mà bình yên", anh bảo, "giờ thì dân miền Tây vẫn nghèo, nhưng sự bình yên ngày càng xa vắng".
Mekong được coi♕ như "người mẹ" mang nặng trầm tích suốt chiều dài hơn 4.800 cây số từ cao nguyên Tây T🥀ạng ra tới biển Đông để sinh "đứa con" đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn và màu mỡ. Những nghiên cứu về khảo cổ và lịch sử cho thấy đây là vùng đồng bằng phù sa giàu có, song rất nhạy cảm và dễ tổn thương.
Suốt 6.000 năm qua, dòng chảy trầm tích Mekong đã liên tục bồi đắp, kiến tạo và duy trì sự ổn định của vùng châu thổ Cửu Long. Vậy nhưng, những can thiệp thô bạo từ thượng nguồn đã làm đảo ngược quá trình kiến tạo của mẹ thiên nhiên. Một chu kỳ mới, đầy khắc nghiệt đã đe dọa đồng bằng trong gần mười năm trở lại đây: chu kỳ phân rã. Viễn cảnh đồng bằng Sông Cửu Long hoàn toàn biến mất có lẽ là một cơn ác mộng với người Việt Nam.
Từ năm 1996 đến năm 2014, Trung Quốc đã lần lượt đưa vào hoạt động 6 đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong thuộc lãnh thổ của họ với tổng công suất 15.620 ꦇMW, tương đương 6,5 lần công suất thủy điện Sơn La – thủy điện lớn nhất của Việt Nam. Kể từ đó, những "Vạn lý trường thành trên sông" này đã gây ra cơn đói trầm tích ở đồng bằng.
Số liệu của Uỷ hội sông Mekong cho thấy, lượng trầm tích đ✅o được đã giảm hơn một nửa từ năm 1992 đến 2014 do bị giữ lại trong các hồ thủy điện của Trung Quốc. Không còn nguồn trầm tích bổ sung, vùng châu thổ Cửu Long chỉ còn lở mà không thể bồi thêm.
Cuộc chiến giằng co giữa đất và nước suốt mấy𓂃 ngàn năm có kết quả đầy cay đắng cho người miền Tây. Th🐭eo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sạt lở đã cướp đi 300-500 hecta đất mỗi năm. Tức cứ mỗi năm, diện tích tương đương 30 sân vận động quốc gia Mỹ Đình hay bằng cả khu đô thị Phú Mỹ Hưng lần lượt vĩnh viễn trôi theo dòng nước.
Bên cạnh 6 đập tr🥃ên, báo cáo nghiên cứu khác do Viện thủy lực Đan Mạch thực hiện năm 2015 cho biết, việc đang xây thêm 11 đập thủy điện tại hạ nguồn Mekong (Trung Quốc đầu tư 9 dự á♓n, còn lại của các nước khác) sẽ gần như cắt hẳn nguồn trầm tích, khiến quá trình phân rã đồng bằng Sông Cửu Long càng tăng tốc. Chỉ tính riêng vùng cửa sông, ven biển từ Soài Rạp (Tiền Giang) đến Gành Hào (Bạc Liêu) với chiều dài khoảng 250 km, mỗi năm biển sẽ xâm thực 8-13 mét đất. Tức, 11 dự án thủy điện trên mỗi năm sẽ xóa sổ thêm vài trăm hecta đất nữa của đồng bằng.
Đó là chưa kể những thách thức khác mà đồng bằng💫 đang gồng mình gánh chịu: biến đổi khí hậu, nước biển dâng và lún đất do mất nước ngầm, an ninh nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, suy thoái chất lượng đất, làm giảm tài nguyên thủy sản và giảm năng suất nông nghiệp. Cuộc sống của gần 18 triệu cư dân nơi vốn là địa bàn trọng điểm trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia, vùng đóng góp 50% sản lượng lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Đập thủy điện Luang Prabang cách đồng bằng Sông Cửu Lon🌊g khoảng 2.036 km. Với công suất 1.460 MW, Luang Prabang nằm ở bậc trên và có công suất lớn hơn🧸 cả dự án Xayaburi (công suất 1.285 MW) được khởi công xây dựng năm 2012 – dự án từng bị cáo buộc là thủ phạm làm nước sông Mekong thấp kỷ lục trong vòng 100 năm qua vì tích nước để vận hành thử vào cuối tháng bảy vừa rồi. Chính phủ Lào đã nộp hồ sơ tham vấn về dự kiến khởi công dự án thủy điện Luang Prabang trên sông Mekong vào năm 2020 và bắt đầu bán điện từ năm 2027. Là đơn vị tiên phong phát triển dự án từ năm 2007, PV Power sẽ nắm 38% cổ phần của dự án, phía Lào góp 25% và các đối tác khác góp 37%.
Mua điện, góp vốn đầu tư hoặc thi công những dự án thủy điện đang "ăn" dòng Mekong đều là tiếp tay góp phần xóa sổ đồng bằng quý giá của c🌜húng ta. Dù trực tiếp hay gián tiếp, một khi Việt Nam đã tham gia thì những tiếng nói bảo vệ đồng bằng sẽ trở nên khôi hài và vô nghĩa.
Anh N bảo "người miền Tây giờ tha phương nhiều lắm". Phụ nữꦦ thì tìm chồng ngo꧙ại, thanh niên lên thành phố tìm việc, làm công nhân, người có chút tiền bạc thì tìm cách ra nước ngoài. Ngồi với tôi, anh không giấu nổi luyến tiếc khi nhắc tới miền sông nước Chín Rồng từng một thời "cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn".
Việt Nam đang làm gì để chậm hóa quá trình phân rã khắc nghiệt này? Mong Chín𓆏h phủ sáng suốt chọn con đường, đừng để từ nạn nhân trở thành tòng phạm, tự nhúng tay vào hiện thực hóa cơn ác mộng biến mất đồng bằng vĩnh viễn.
Nguyễn Đăng Anh Thi