Dữ liệu mới nhất từ Cục Sức khỏe Tâm thần cho thấy số ca tự tử tại Thái Lan tăng lên rõ rệt, từ hơn 5.700 trường hợp vào năm 2018 lên hơn 6.500 tường hợp năm 2020. Tức là chỉ riêng trong năm ngoái, Thái Lan ghi nhận hơ🦄n 10,08 người tự tử trên 100.000 dân.
Tiến sĩ Amporn Benjaponpithak, lãnh đạo Cục Sức khỏe Tâm thần, bày tỏ lo ngại về xu hướng này, vốn bắt nguồn đại dịch. "Mọi cuộc khủng hoảng đều ảnh hưởng đến sức khỏ♒e tinh thần. Người không thể thích nghi hoặc bị hạn chế sẽ chịu nhiều tác động. Điều chúng tôi lo lắng nhất là tình trạng tự sát", bà nói.
Theo tiến sĩ Amporn, đại dịch kéo đến đột ngột, gây thiệt hại về người và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Nhiều cá nhân mất đi người thân yêu, số khác mất v𝄹iệc làm hoặc chìm vào nợ nần.
"Bỗng một ngày, mọi😼 thứ đảo lộn và họ không thể chịu đượ🔥c sự mất mát lớn đến vậy", bà Amporn giải thích. "Các tổn thất đó để lại hậu quả, gây ra sự kích động. Nó như giọt nước tràn ly".
Tại Thái Lan, người dân có thể yêu cầu hỗ trợ về sức khỏe tâm thần qua nhiều kênh khác nhau, từ đường dây nóng 24 giờ của các bệnh viện, dịch vụ trò chuyện trên Facebook đến ứng🥂 dụng Line Messenger.
Hệ thống y ♐tế cũng cung cấp nền tảng có tên gọi Sức khỏe Tâm thần để người dùng tự đánh giá về trạng thái của chính họ hoặc gia đình, bạn bè. Người dân có thể nhận kết quả một cách nhanh chóng và được tư vấn những điều nên làm.
Kể từ ngày 1/1 năm nay, hơn 2,4 triệu người đã tự đánh giá tình trạng sức khoẻ thông qua ứng dụng Sức ไkhỏe Tâm thần. Phần lớn trong số họ là người lao động, học sinh, sinh viên (chiếm 3𝄹3%), tiếp đến là tình nguyện viên y tế (17%), số khác là người già (16%).
Trong số 2,4 triệu người dùng, khoảng 240.000 người có khả năng bị trầm cảm, 205.000 người căng thẳng cao độ và gần 1𓆏33.000 người khác có nguy cơ tự tử.
Sức khỏe tâm thần là vấn đề được thảo luận công khai ở Thái Lan. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Amporn, các cuộc thảo luận nên tập trung nhiều hơn vào cách phát hiện dấu hiệu suy sụp và phương pháp điều trị.
"Rõ ràng khía cạnh này còn hạn chế. Nhiều người không👍 biết đánh giá xem ai đó xung quanh họ đang buồn, có nguy cơ ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtự tử cao thấp đến đâu, hay nghiêm trọng tới mức họ buộc phải đến gặp bác sĩ chứ không thể ở một mình", tiến sĩ Amporn nói.
Bà cho rằng công chúng có xu hướng bi kịch ho🐭ặc hình tượng hóa vấn đề tự tử. Điều này dễ khiến nhiều cá nhân bắt chước🔥 hành vi của người khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở người từ 15 đến 29 tuổi. Dù nhiều chứng bệnh tâm lý có thể điều trị hiệu quả với chi phí tương đối thấp, "vẫn còn kho🎶ảng cách đáng kể giữa người cần được điều trị và người đủ khả năng tiếp cận các phương pháp điều trị", đồng thời "mức độ bao phủ của các hình thức hiệu quả còn rất thấp".
Tại Thái Lan, đất nước khoảng 66 triệu dân, chỉ có 20 đường dây tư vấ✤n hoạt động trong kênh hỗ trợ sức khỏe tâm thần của Bộ Y tế. Tiến sĩ Amporn thừa nhận các đường dây bận rộn do số lượng có hạn, đặc biệt vào buổi tối và ban đêm.
Kể từ khi Thái Lan báo cáo ca nhiễm nCoV đầu tiên vào tháng 1 năm ngoái, tương tác xã hội bị hạn chế và nền kinh tế suy yếu. Nhiều người phải làm việc tại nhà, số khác thất nghiệp. Tình hình dẫn đến sự căng thẳng, làm trầm trọng thêm bệnh lý về tâm thần của m🔜ột số người.
"Chúng ta cần đánh giá lại tình hình khi cuộc khủng hoảng kéo dài. Nếu điều này cấp thiết, chúng tôi sẽ cố gắn🌱g điều chỉnh và tăng cường khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với hình thức hỗ trợ theo những cách khác nhau", tiến sĩ Amporn nói.
Bà Sriaroon Thanarattikannon, Giám đốc Tổ chức từ thiện Samaritans, cho biế♚t số lượng người yêu cầu tư vấn thông qua đường dây nóng và các nền tảng mạng xã hội tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trước Covid-19, tổ chức thường hỗ trợ khoảng 700 người mỗi tháng. Đến nay, con số tăng lên khoảng 1.50♋0 người.
"T𓆏hất nghiệp là vấn đề then chốt. Ngoài ra, khi người dân phải làm việc ở nhà, họ có thể bị căng thẳng, vì bản chất con người là cần tương tác", bà Sriaroon nói. "Họ phải dành cả ngày cho gia đình. Với những người có mối quan hệ không được tốt đẹp, điều này đồng nghĩa mắc kẹt với nhau suốt 24 giờ, có thể gây khó chịu".
Kể từ tháng 8, Cục Sức khỏe Tâm thần ghi nhận lượt thanh thiếu niên truy cập trang web tăng đột biến. Trên toàn cầu, UNICEF ước tính hơn 13% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 19 sống chung với chứng rối loạn thâm💙 thần, đặc biệt là lo âu và trầm cảm.
Theo báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới 2021 công bố vào đầu tháng này, gần 46.000 trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi tự tử mỗi n⛄ăm, tức là cứ sau 11 phút 🐟lại có một em tự tử.
Báo cáo nêu rõ Thái Lan đang thiếu đầu tư vào việc bảo vệ sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên: "Điều này có nghĩa là lực lượng l▨ao động không được trang bị đầy đủ và có nhận thức đúng đắn về sức khỏe tâm thần trên nhiều lĩnh vực, bao gồm chăm sóc ban đầu, giáo dục, bảo trợ xã🌠 hội,...".
Khi đại dịch kéo dài, Cục Sức khỏe Tâm thần Thái Lan nỗ lực mở rộng mạng lưới tiếp cận và hỗ trợ những người dễ tổn thương bằng cách hợp tác với tình nguyện viên y tế thôn bản, tổ chức hành chính địa phưꦿơng và bộ ban ngành khác nhau.
"Nhiệm vụ của Cục Sức khỏe Tâm thần là truyền đạt 💖kiến thức, kỹ năng cho các thành viên trong mạng lưới, bao gồm cách đưa ra lời khuyênꦗ, cách lắng nghe một người đang căng thẳng, chia sẻ cảm xúc theo hướng có thể giúp ích cho họ", tiến sĩ Amporn nói.
Các nhóm phòng chống tự tử tiếp tục hỗ trợ thông qua dịch vụ tư vấn điện thoại và trực tuyến. Theo bà Sriaroon, việc lắng nghe giúp người bị tổn thương tâm lý biết rằng 🍬họ không đơn độc.
"Ít nhất có những tình nguyện viên rất sẵn lòng trở thành bạn, lắng nghe những vấn đề của h𝓡ọ. Tôi muốn họ hiểu rằng cuộc sống của họ rất đáng giá. Dù hiện tại đầy rẫy khó khăn, nhưng nếu họ vượt qua giai đoạn này, tư🦩ơng lai phía trước rất đáng mong đợi", bà nói.
Thục Linh (Theo CNA)