Chiều 17/6, gần 95% đại biểu biểu quyết thông qua Luật Đầu tư sửa đổi, trong đó có nội dung đưa dịch vụ đòi nợ vào ngành nghề cấm kinh doanh, đã gây nhiều ý kiến ở độc giả VnExpress.
Độc giả Phan Hùng cho rằng: "Dịch vụ đòi nợ thuê nếu được quản lý thì mọi hệ lụy sẽ được kiểm ꦺsoát. Đã cấm dịch vụ đòi nợ thuê thì cũng nên đưa ra những khung hình cho những người nợ mà có ý định chây ì mặc dù có đủ đ♒iều kiện trả nợ hoặc những người có ý định chạy trốn và lừa đảo.
Xã hội không thiếu các tội phạm lừa đảo lợi dụng uy tín để kêu gọi đầu tư hoặc vay mượn với số tiền không nhỏ. Nhưng khi người được kêu gọi đầu tư hoặc cho vay dù có hợp đồng thì đó lại là dân sự. Để đưa được người nợ ra toà án dân sự thì người đầu tư hoặc cho vay liệu có đủ điều kiện trong khi mình đang chꦛết 💃yểu?"
Độc giả Nguyễn mạnh hòa đặt vấn đề: "Khi đi vay đều phải đồng ý với nhau thời gian, phương thức và lãi suất rồi.Vậy tại sao đến hạn không chịu trả rồi chây ì, nhiềꦛu trường hợp còn thách thức chủ🐲 nợ. Đời có vay có trả.
Quá lắm người ta mới phải thuê công ty đòi nợ vì phí đòi nợ có khi lên đến 50-60%. Vì thế, theo tôi nên có💝 quy định quản lý được dịch vụ này. Trên thế giới các công ty đòi nợ thuê đều hoạt động trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép thì có sao đâu?".
Độc giả Chudu thì cho rằng: "Tôi thấy rất khó cấm, có cung ắt có cầu. Những bên đòi nợ họ sẽ lại tìm cách để lách luật. Phải thừa nhận một điều là nhu cầu đòi nợ quá nhiều vì những con nợ giờ cũng rất nhiều thủ đoạn. Nhờ pháp luật can thiệp thì🌳 quá gian nan vất vả trong khi thuê bên ngoài thì hiệu quả thấy được ngay.
Nếu cấm thì cơ quan chức năng phải quản lý, tiếp nhận, xử lý 🅺được những vụ việc liên quan đến đòi nợ nếu không chắc chắn người dân sẽ lại nhờ bên thứ ba. Cấm thì họ lại chui hoặc tìm cách khác.. Bản thân tôi cũng cho người quen vay đ♕ến hạn trả mà đòi thì như quỳ lạy cầu xin người ta vậy, đấy là tiền ít chứ nhiều thì không biết phải làm thế nào".
Độc giả ngoctoan118 đề xuất:
"Tôi tán đồng việc cấm các tổ chức đòi nợ thuê vì để lại quá nhiều hệ lụy cho xã hội. Từ việc dùng vũ lực cưỡng bức chủ nợ theo kiểu xã hội đen đến việc trấn ไlột cả người thuê đòi nợ. Hình thành các băng nhóm giang hồ hợp pháp, hoạt động công khai. Tuy nhiên cần phải tăng cường hệ thống tư pháp, nhanh chóng xét xử công minh các vụ án tranh chấp dân sự để thu hồi tài sản cho người bị hại. Đẩy mạnh công tác thi hành án, cưỡng chế hoặc truy tố hình sự các hành vi chây ỳ không trả nợ. Xây dựng khung hình phạt cho từng mức chiếm đoạt tài s🦩ản của người khác khi không chấp hành thi hành án".
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Hữu Nghị tổng hợp