Chiều tối ngày làm việc cuối 🌊cùng của năm 2017, tôi gặp Quýnh - nhân viên phát hành một toà soạn báo - đang buộc những phần quà vào sau xe máy, rồi vội vàng hoà vào dòng người trên đường phố. Anh kết thúc công việc để về 𒁏quê nghỉ Tết dương lịch.
Hàng tuần, tôi thường nhận báo từ Quýnh. Anh để lại trong tôi ấn tượng về một thanh niên dân tộc Mường, cần mẫn, chăm chỉ và ít nói. Quýnh xuống Hà Nội làm việc gần 10 năm nay, ban đầu l🔯ái taxi, sau đó xin được vào một tờ báo nhỏ làm lái xe kiêm nhân viên phát hành đến bây giờ. Công việc vất vả nhưng ổn định, có bảo hiểm và thu nhập đủ để trang trải chi phí đắt đỏ tạ🧜i Hà Nội và dư một chút giúp cho gia đình ở quê.
Mặc dù công việc hiện tại tương đối ổn𓃲 định, nhưng Quýnh vẫn luôn phải đối diện với cảm giác lo sợ bị mất việc, anh làm bất cứ việc gì mà không bao giờ phàn nàn. Quýnh không thể quay về quê, nơi đất đai trồng trọt bao đời đã biến thành những nhà máy, sân golf. Làn sóng công nghiệp hoá đã làm chao đảo cuộc sống và sinh kế của vùng quê nghèo nơi✅ cha ông Quýnh đã ở. Phần lớn họ là người dân tộc sản xuất quy mô nhỏ tự cung tự cấp. Không còn đất, họ không có cách nào để nuôi sống gia đình dù chỉ ở mức tối thiểu nhất. Thanh niên xuống Hà Nội làm thuê hoặc vào các nhà máy làm công nhân là lối thoát khả dĩ nhất đối với họ.
Khác với Quýnh, Trung, một thanh niên 21 tuổi, hai con, quê ở Vân Đình, sáng đi xe bus xuống Hà Nội đánh giày, chiều lại đi xe bus về. Khu vực quen thuộc của Trung gần cơ quan tôi, nơi tập trung vài quán cà phê và một hàng phở nhỏ.ꦍ Mấy năm trước bình thường một ngày Trung đánh khoảng 40 đôi, thu nhập cũng được. Nhưng gần đây, ngày cao điểm chỉ được 20 đôi, thậm chí có ngày 10 đôi. “Hình như đang khủng hoảng kinh tế chị ạ" – Trung nói với tôi.
Những ngày ít k⛦hách, để tiết kiệm tiền xe bus, Trung thường ở lại và thuê trọ tại khu vực gần đó với giá hai chục ngàn🍃 một đêm để sáng ra tiện đi làm. Hôm nay, Trung sẽ về quê và nghỉ ngơi vài ngày với gia đình nhân dịp Tết Tây.
Quýnh, Trung ღlà đại diện tiêu biểu cho làn sóng di cư về thành thị kiếm sống của hàng vạn thanh niên nông thôn Việt Nam. Làn sóng này, bùng nổ trong hai thập niên qua, tạo ra một áp lực dân số cực lớn lên các đô thị.
Sự xuất hiện của họ khiến thành thị trở nên chật chội hơn, họ dù ở lâu nhưng cũng khó hoà nhập với đời sống đô thị, khiến bản thân tôi, hay cũng như nhiều người khác nữa sinh ra ở Hà Nội đôi khi cảm thấy băn khoăn. Trên các báo cáo vô số hệ lụy cho đô thị như là nạn thất nghiệp gia tăng, ách tắc giao thông ngày càng thêm trầm trọng, thiếu nhà ở, vệ sinh môi trường kém, thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế, chăm sóc sức k🌃hỏe, tệ nạn xã hội gia tăng được cho rằng xuất phát từ làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị.
Quýnh, Trung vốn chăm chỉ và tháo vát, nhưng có vẻ cũng ý thức được sự xuất hiện đôi khi lạc lõng của họ giữa những người đã định cư lâu đời ở Hà Nội, họ về quê bất cứ khoảng thời gian nào có thể. Trong những lần trò chuyện với họ, tôi luôn thấy sự mong ước một ngày nào đó, họ không phải🤪 đi làm thuê mà c🐭ó thể tự làm giàu trên mảnh đất nơi họ sinh ra.
Đa số những người di cư về thành thị làm những công việc phổ ꧟thông đều không đòi hỏi gì cao sang. Họ chỉ muốn một cuộc sống yên bình và tự do, nhưng ước mơ ngày một xa vời, bởi ngăn cách họ là ngày càng nhiều chính sách thiên lệch phát triển đô thị và nông thôn, những chính sách bất cân bằng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn và thành thị. Các cơ hội ở nơi họ sinh ra ít đi, không phải vì những con người nơi đó không cố gắng.
Ở đâu đó, người ta bắt gặp những quan điểm của “dân bản địa” công khai bày tỏ sự khó chịu vì những áp lực dân số; nhưng chính những người di cư đang là lực lượng quan trọng làm giàu cho thành phố này. Nếu không có dòng lao động di cư, và những nỗi niềm xa nhà họ♒ phải mang, sẽ không có Hà Nội hay Sài Gòn cao rộng của hôm nay.
Ngày nghỉ Tết, vắng bóng họ, đường phố thưa người và đi lại dễ chịu hơn. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng, mình nợ nꦚhững người di cư ấy một lời cảm ơn.
Cảm ơn, và hẹn gặp lại.
Phan Thị Thuỳ Trâm