Trong 10 ngày liên tiếp vào cuối tháng 4, chị Thùy Dương, sinh sống tại Hà Nội, thực hiện hai chuyến cắm trại trên vách đá dựng đứng (cliff camping). Đây là loại hình du lịch ít phổ biến ở Việt Nam và chưa có tour riêng. Chị biết đến cliff camping và tìm hiểu về bộ môn này cách đây 5-7 năm qua các trang thông tin du lịch nước ngoài nhưng đến bây giờ mới thự♋c hiện được.
Chuyến đi đầu tiên của chị diễn ra ở thung lũng Lân Ty, ở Lạng Sơnﷺ. Ngoài các hoạt động quen thuộc như trekking rừng đặc hữu, đu dây, khám phá hang động, chị Dương và nhóm bạn trải nghiệm thử thách mới là cắm trại tại vách đá gần đỉnh núi Mắt Thần. Vị trí cắm trại lơ lửng giữa thung lũng Lân Ty, bao quanh 🍬là núi rừng.
"Quãng 🌠đường đến điểm dựng trại trên vách đá khá vất vả. Đêm đầu tiên dựng lều ngủ ở thung lũng còn mưa lớn, sấm vang ầm trời, nhưng thành quả sau cùng nhận được hoàn toàn xứng đáng. Tôi ꧃được nằm dài trên chiếc giường treo lơ lửng dọc vách đá, đọc cuốn sách yêu thích, nhâm nhi lon bia, tận hưởng bầu trời đêm và đón những vạt nắng đầu tiên trong ngày một cách trọn vẹn", chị Dương nói.
Bị hấp dẫn bởi hình thức du lịch mạo hiểm này, chị ✨Dương tiếp tục chuyến đi khác chỉ sau vài ngày trở về từ thung lũng Lân Ty. Địa điểm thứ hai chị Dương chọn là thác Phi Liêng, thuộc huyện Đam Rông, Lâm Đồng. Nơi thực hiện cliff camping là một vách đá nằm giữa ngọn thác cao 115 m.
Hai chuyến chị Dương tham gia đều là những tour du lịch mạo hiểm được cấp phép khai thác và cliff camping là một hoạt động nhỏ trong lịch trình. Đơn vị tổ chức tran🌳g bị đầy đủ thiết bị an toàn để cắm trại trên vách đáꦬ và có chuyên gia đi cùng hỗ trợ kỹ thuật.
Chị Dương chia sẻ cả hai chuyến đi đều đáng nhớ và mang tới những trải nghiệm chị ấp ủ thực hiện từ nhiều năm trước. T🌳rong đó, chuyến cắm trại vách đá ở Thác Phi Liêng khiến chị ấn tượng hơn cả.
"Tôi nhớ 🤪mãi cảm giác thức dậy khi đang lơ lửng ở vách đá, đón những tia nắng đầu ngày rọi xuống, sau lưng là c𝔍ả con thác hùng vĩ đang chảy xiết", chị Dương nói.
Để thựcဣ hiện chuyến cắm trại trên vách đá ở thác Phi Liêng, chị Dương và các thành viên trong đoàn phải đem theo 30 kg thiết bị an toàn và giường từ Hà Nội vào Lâm Đồng. Các vật dụng được gói gọn để có thể đem lên máy bay.
Ngọn thác này nằm sâu trong rừng già, đoạn đường vào luôn ẩm ướt do ảnh hư🍒ởng bởi sương mù và mưa. Nhiều đoạn có những vũng sình lầy lội hình thành từ vết xe công nông. Để lên được ngọn thác, đoàn chị Dương phải vác các thiết bị trên lưng, trekking hàng chục km đường rừng. Đến nơi, cả nhóm dựng một chiếc lều ở nơi bằng phẳng để chứa vật dụng, sau đó đu dây 🅷dọc vách để treo giường làm chỗ ngủ qua đêm.
Địa điểm treo giường phải là vách đá thẳng 🔯🍌đứng, bề mặt đủ điều kiện để đóng cọc. Vị trí nằm thoáng, rộng, có tầm nhìn bao quát xung quanh để ngắm cảnh.
Chiếc giường sử dụng là loại giường treo, nặng 1⛄5 kg, còn gọi là portaledge. Giường có thể gấp gọn, tháo lắp, tiện mang vác trong quá trình di chuyển. Yếu tố quan trọng nhất là độ chắc chắn để đảm bảo an toàn và thoải mái cho người nằm. Tùy vào địa hình cắm trại mà giường có thiết kế khác nhau.
"Chiếc giường trong chuyến chinh phục thác Phi Liêng cũng được sử dụng khi cắm trại ở núi Mắt Thần. Để có chiếc giường này, chuyên gia trong đoàn của tôi phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tính toán sao cho hợp lý nhất các mối ghép, trọng lượng, vải lót của g🐼iường", chị Dương nó🧜i.
Giường được bao bọc bởi những sợi dây kéo, cố định bằng xích sắt và một số t🍸hiết bị chuyên dụng khác để g﷽iữ thăng bằng và đảm bảo an toàn trên cao. Du khách khi nằm trên giường sẽ buộc thân mình vào một sợi dây bảo hộ.
"Luôn phải gắn chặt mình bằng các thiết bị an toàn cho tới kh꧂i ra khỏi vùng nguy hiểm là nguyên tắc bắt buộc. Bất tiện là điều không thể tránh khỏi nhưng đó không phải là vấn đề so với sự an toàn. Tôi đã tập luyện và làm quen với các thiết bị này liên tục trong nhiều tháng để việc di chuyển lên, xuống giường không gặp trở ngại", Dương bày tỏ.
Yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu trong các chuyến cliff camping. Tất cả thiết bị đều được kiểm tra kỹ trước khi thực hiện. Mỗi thiết bị đều có phương án thay thế, dự phòng. Trên người các thành viên tham gia luôn có từ 2-3 món đồ bảo hộ và có chuyên gia đi cùng giám sát nên việc gặp rủi ro gần như bằng không. Chị Dưಞơng cho biết đã cân nhắc kỹ về vấn đề rủi ro mới quyết định tham gia. Vì đối với chị, đam mê vẫn phải xếp sau những trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình.
Trước chuyến đi, chị Dương tìm hiểu kỹ về thông tin và cách sử dụng từng thiết bị. Chị phải tập luyện sử dụng thi꧒ết bị cùng chuyên gia hai lần mỗi tuần trong nhiều tháng để thao tác thành thạo. Nhờ kinh nghiệm hơn 5 năm leo núi, trekking gần hết 15 đỉnh núi ở Việt Nam, chị Dương "không bị choáng khi treo mình trên dây hay đứng ở vị trí cao". Trong những lần leo núi trước đây, nữ du khách từng sử dụng một số thiết bị an toàn tương tự nên không𒁏 gặp nhiều bỡ ngỡ.
Hoạt động cắm trại trên vách đá được phát triển bởi các nhà leo núi chuyên nghiệp trên thế giới, nhằm nâng tầm các trải nghiệm du lịch khám phá thiên nhiên. Theo CNN, khái niệm cắm trại trên vách đá được biết đến lần đầu vào năm 2015, khi Tommy Caldwell và Kev🃏in Jorges hoàn thành kỳ tích leo "Bức tường Bình Minh" - một trong những vách đá khó leo nhất thế giới ở El Capitan (California, Mỹ). Cắm trại trên vách đá cũng bắt đầu phổ biến ở vườn quốc gia Yosemita (California (Mỹ), công viên Estes (Colorado, Mỹ) và dần lan tới Trung Quốc, Canada và Colombia. Loại hình này kén người tham gia vì yêu cầu về thể lực và kỹ thuật leo núi tốt. Những người lần đầu tiếp xúc dễ bị chóng mặt.
Tại Việt Nam, cliff camping chưa phổ biến do ít địa điểm có địa hình phù h🔴ợp. Ngoài ra, chưa nhiều công ty du lịch m🍸ạo hiểm vận hành dịch vụ này.
"Muốn trải nghiệm h꧑oạt động này ở Việt Nam, du khách phải thông qua các công ty du lịch chuyên nghiệp được cấp phép khai thác, trang bị đầy đủ thiết bị an toàn và có chuyên gia đi cùng. Những chuyến đi theo dạng riêng tư, phục vụ theo nhu cầu của khách đặt nên chi phí 🌠bỏ ra khác nhau", chị Dương nói.
Bích Phương