Nói thêm lần nữa về đề tài giải quyết t⛄ắc đường, dù với khuôn khổ một bài viết thì không thể nói hết ý. Đầu tiên, phải nói đến nguyên nhân gây tắc đường đã rồi mới giải quyết được. Có 4 nguyên nhân chính
1. Mật độ đường giao thông tại Hà Nội và 💮TP HCM khôn𒁃g đủ ở mức tối thiểu để đảm bảo lưu thông cho xe cộ. Chỉ có 7-8% diện tích đất, trong khi yêu cầu phải từ 16-25%.
2. Hạ tầng giao thông công cộng quá yếu kém, mới đáp ứng được 10% nhu cầu đꦰi lại.
3. Hè đường bị chiếm dụng, dẫn đến kh♈ông có chỗ cho người đi bộ. Lòng đường cũng bị chiếm dụng⛄ bởi hàng rong, làm giảm tốc độ và lưu lượng xe.
4. Phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy quá đông. Điều này dẫn đến không quản🐼 lý được khi ý thức người tham gia giao thông quá kém.
>> Lộ trình cấm xe máy là 'bảo chứng' ꦿđể tư nhân đầu tư tàu điện
Vậy hãy thử giải quyết từng nguyên nhân: Vì sao không thể mở rộng hoặc xây thêm đường nội đô để đạt 16%? Vì tiền đền bù giải phóng mặt bằng quá đắt, chiếm tới 80-90% chi phí để mở rộng một con đường. Dân thì chây ỳ ra không chịu đi,🌳 mấy năm mới xong một đường, có khi cả chục năm.
Vì sao đền bù đắt và dân không chịu đi? Vì nhà mặt tiền rất có giá. Vì sao nhà mặt tiền có giá? Vì vừa ở vừa buôn bán hoặc cho thuê ra tiền. Vì sao buôn bán𒉰 được? Vì dân mình đi xe máy, có thể phi lên hè dựng xe vào là mua sắm, ăn uống được ngay, quá tiện lợi.
Nếu giờ không có xe máy nữa, nhà mặt đường sẽ rẻ đi và cơ hội mở rộng đường sẽ có? Đúng vậy, dân sẽ "xin" vào ở chung 🏅cư vì mặt đường mà toàn ôtô thì khác gì trên cao tốc đâu. Ai muốn dừng lại mua sắm gì trên đường nữa mà buôn bán? Ở đó chỉ hít bụi và chịu tiếng ồn chứ làm gì mà đắt? Coi như đã xong một hướng.
Song song với đó là kế hoạch dãn dân ra khỏi trung tâm khi giải phóng mặt bằng, mở rộn🌟g đường. Dân đồng ý thôi vì ở mặt đường làm gì nữa?
>> Tội của xe máy là 🐬quá t🍸iện lợi và ai cũng mua được'
Vì sao hạ tầng giao thông công cộng kém, có khắc phục được nhanh không? Xin thưa, hiệಞn nay xe máy đông quá, không ai có nhu cầu đi xe buýt cả ౠnên chẳng ai muốn đầu tư.
Hơn nữa đầu tư rồi cũng khó chạy bởi làn đường bên phải lẽ ra là của xe buýt chạy để tiện đón trả khách thì giờ ngh𒁃iễm ❀nhiên được coi là làn dành cho xe máy. Xe buýt phải chạy ra giữa đường cản trở ô tô. Đến khi vào bến lại ép xe máy ra giữa đường. Cứ thế sẽ rất nản cho nhà xe.
Nếu cấm ♛xe máy đi thì sẽ ra sao? Thì xe buýt sẽ nối đuôi nhau chạy ở làn xe máy đ🐬ó. Lúc ấy chỉ sợ bà con bảo thừa xe buýt rồi, ngừng đầu tư đi thôi. Vậy là giải quyết được cái thứ hai.
Nếu lúc đó mà 🌺tắc ôtô tiếp thì ta lại "giải quyết" ôtô bằng nâng các loại phí đỗ xe, phí phạt vi phạm hay cả phí cầu đường để hạn chế là xong. Cơ bản giải quyết đ🍎ược năng lực vận chuyển công cộng cho đa số đã.
Ôtô cho đến giờ chưa💙 ảnh hưởng gì tới xe buýt cả. Mà có cấm ôtô thì cũng không tăng xe buýt lên được vì dân vẫn đi xe m🧜áy thế. Thậm chí đông hơn vì người đi ôtô phải mua xe máy.
Hè đường của người đi🔥 bộ bị ai chiếm? Chẳng nhẽ ôtô? Toàn xe máy dựng trên hè. Vì sao? Vì đó vừa là chỗ ở, vừa là chỗ buôn bán. Chủ nhà thì sáng đẩ🀅y xe ra hè để, tối đấy vào. Khách thì cứ đến mua sắm ăn uống là để hè chứ còn để đâu nữa?
>> 'Virus' xe máy đã tàn phá đô thị Việt Nam ꦗnhư thế nào
Cấm xe máy đi thì các nhà hàng, cửa hiệu nhỏ sẽ tự di chuyển vào các ngõ ngách xung quanh bến xe buýt. Người ta đến mua bán có thể đi bộ, hoặc đi xe buýt đến bến rồi tỏa vào các 𝓰ngõ. Nhà🅺 mặt ngõ sẽ lên giá thay cho nhà mặt đường, vẫn duy trì được "công ăn việc làm" cho dân sinh. Ôtô nào đỗ trên hè thì gọi CSGT, không cần phạt ngay, giữ xe 30 ngày rồi tính tiếp.
Hè hoàn toàn thông. Hàng rong t💃hì sao? Đi xe máy thì mới sinh ra hàng ronꦏg. Cũng chẳng ôtô nào dám liều dừng xe mà mua bó hoa, mớ rau trên đường. Không có xe máy thì hàng rong chợ cóc tự dẹp.
Vậy có cần nói đến nguyên nhân thứ 4 khi tất cả các người đi xe máy đã chuyển sang xe buý🅠t hoặc ꧟đi bộ? Đường thông hè thoáng rồi, các anh chị đừng biện minh cho sự lười vận động của mình.
>> 'Thế hệ chúng tôi không m𒁃uốn thấy xe máy đầy đường Việt Nam nữa'
Ôtô mà không đủ căng túi để chi phí sử dụng thì cũng xin mời bán xe mà đi xe buýt. 50 người đi xe máy loạng quạng chỉ biết mỗi đèn đỏ thì dừng (khi có CSGT), đèn xanh💧 thì đi, nay lên ngồi chễm chệ trên xe buýt rồi thì đường tắc thế nào được nữa?
Ôtô hay xe buýt mà lái xe ý thức kém thì lắp camera phạt nguội thật nặng. Người đi xe máy được lợi gì? Đầu tiên là không 𝓡lo mất trộm xe, không lo tại nạn, không lo mưa nắng.
Không bẩn thỉu mỗi khi trời mưa và lo cháy nổ ban đêm khi trời nắng. Không phải đổ xăng mất 300 - 500 nghìn đồng tiền xăng /tháng mỗi xe, đủ tiền mu𝔉a vé tháng xe buýt cho cả nhà.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.