Với ꧑những người có trải nghiệm học hoặc làm việc ở các trường đại học nước ngoài, lệnh cấm này không có gì lạ. Thầy yêu trò hay cô yêu trò là những điều cấm kỵ khỏi phải bàn cãi trong giới học đường thế giới bởi đây chính là tiền đề d💟ẫn đến việc huỷ hoại các chuẩn mực đạo đức trong nhà trường. Cấm như vậy là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của người học cũng như đảm bảo sự liêm chính trong khuôn viên nhà trường. Tại các trường đại học nước ngoài, khi bị phát hiện yêu trò, người thầy thường bị kỷ luật rất nặng, thậm chí là mất việc.
Ủng hộ quy định này của Trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ nhưng tôi cũng không bất ngờ khi đọc được những ý kiến phản đối nó trên báo chí. Giáo dục đại học Việt Nam mới hội nhập quốc tế chưa lâu. Trong bối cảnh đó, những chuẩn mực, thướꦿc đo cũ – mới, trong – ngoài nước chắc chắn sẽ có những điểm vênh, thậm chí đối nghịch nhau. Không có phản ứ💦ng trái chiều, không có tranh cãi mới là lạ.
Còn nhớ trong những tháng cuối năm ngoái, công luận cũng có mấy phen dậy sóng với chủ đề “cấm” trong trường đại học. Đầu tiên là việc Đại học Cửu Long ra lệnh cấm sinh viên mặc quần jeans, áo phông và đi dép lê hồi đầu tháng 10/2014. Với giới đại học phương Tây thì đây quả là quyết định kỳ lạ; bởi nếu đem quy định này áp dụng cho họ thì không chỉ ♛trò mà cả thầy cũng đều vi phạm và đều bị nhận kỷ luật. Sang tháng 11, Đại học FPT ban hành lệnh cấm giảng viên nhận quà của sinh viên có trị giá hơn 100.000 đồng. Một điều tưởng như hiển nhiên trên thế giới lại thành chủ đề thu hút bàn luận ở Việt Nam.
Nhìn rộng sang các nội dung có tính chất quan trọng hơn tới chất lượng giáo dục đại học trong khoảng 10 năm qua, có thể thấy chưa có đổi mới, cải cách nào mà không gặp lực cản hay ý kiến trái chiều. Có những điều – từ góc độ nghiên cứu - tưởng như là “đương nhiên đúng” như trường đại học thì phải có tự chủ; sản phẩm của nghiên cứu khoa học phải là các bài báo hoặc bằng sáng chế quốc tế, hệ thống kiểm định chất lượng phải độc lập, tách khỏi cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục … ; nhưng cứ mỗi khi được triển khai là kiểu gì cũng vấp phải phản đối. Mà điều đáng nói là đôi khi tiജếng nói phản đối lại xuất phát từ chính những người bình thường luôn hô hào phải đổi mới, phải cải cách nhiều nhất.
Để lý g♐iải nghịch lý này, xin mượn đúc kết của học giả Hoàng Ngọc Hiến 🍨rằng “cái nước mình nó thế”. Vì “nó thế” nên - như đã nói ở đầu bài - tôi không bất ngờ khi đọc những phản đối về quyết định cấm yêu ở Trường Cao đẳng Việt Mỹ, ngay cả khi phản đối đó là của nhiều người làm giáo dục.
Phạm Hiệp