ꦿ"Dự án là ước mơ của nhiều người từ rất lâu. Chúng ta sẽ ngừng mơ mộng và bắt đầu triển khai. Dự án sẽ khởi công vào tháng 8", Thủ tướng Campuchia Hun Manet ngày 30/5 tuyên bố tại lễ khai trương Trung tâm Văn hóa Phật giáo ở tỉnh Kampong Speu, đề cập đến kênh đào Funan Techo.
ඣTheo Thủ tướng Hun Manet, Campuchia sẽ đóng góp phần lớn nguồn vốn đầu tư cho kênh đào, nhưng vẫn cần tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư Trung Quốc hỗ trợ công nghệ và huy động phần vốn còn lại.
꧟Ông nhấn mạnh Campuchia hoan nghênh bất cứ ai tới nước này để tham gia dự án xây dựng kênh đào, phục vụ lợi ích của người dân.
🔯"Khi người dân đoàn kết, Campuchia sẽ hoàn thành dự án kênh đào Funan Techo, dù nhà đầu tư nước ngoài có tham gia hay không", ông Hun Manet nói.
ꦰDự án kênh đào Funan Techo được Hội đồng Bộ trưởng Campuchia phê chuẩn vào tháng 5/2023, dự kiến nối cảng sông Phnom Penh với vịnh Thái Lan ở tây nam Campuchia, đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep.
⛦Thông báo hồi tháng 8/2023 được Ủy ban Mekong Quốc gia Campuchia (CNMC) gửi Ủy hội Sông Mekong (MRC) cho biết kênh đào Funan Techo có chiều dài 180 km với ba khóa điều chỉnh mực nước và 11 cây cầu, đủ năng lực phục vụ tàu có trọng tải toàn phần (DWT) 1.000 tấn đi qua, phục vụ vận tải đường thủy nội địa.
🃏Phó thủ tướng Campuchia Sun Chanthol ngày 7/5 nói kênh sẽ có chiều rộng 100 m và độ sâu tới 5,4 m cho phép "sà lan và tàu có trọng tải 3.000 tấn" đi qua.
MRC đã nhiều lần đề nghị Campuchia chia sẻ kết quả nghiên cứu khả thi của dự án kênh đào, trong đó có hai lần gửi công văn vào tháng 8 và tháng 10/2023. Chính phủ Campuchia gần đây tuyên bố nước này không có nghĩa vụ tham vấn🎃 trước với MRC và các nước tiểu vùng sông Mekong về kênh đào Funan Techo.
Ông Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Campuchia và lãnh đạo đảng Nhân dân Campuchia (CPP), hôm 16/5 kêu gọi🐠 Thủ tướng Hun Manet cho khởi công kênh đào Funan Techo "càng sớm càng tốt" để phát triển kinh tế đất nước và tránh những ý kiến bất lợi.
💝Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ mong muốn phía Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước trong tiểu vùng sông Mekong, chia sẻ đầy đủ thông tin và tiến hành đánh giá chi tiết tác động của dự án đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam quan tâm, tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia🅺 theo tinh thần Hiệp định Mekong 1995, mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, quản lý, xử lý hiệu quả và bền vững tài nguyên nước sông Mekong.
Thanh Danh (Theo Khmer Times, Fresh News)