Chiều 12/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấꩲp xã giai đoạn 2023-2030.
Kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm. Ng▨ân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh, thành nhận bổ sung cân đối với định mức 20 tỷ đồng cho mỗi đơn vị cấp huyện giảm, 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị cấp xã giảm.
Dự kiến, giai đoạn 2023-2025, 33 đơn vị cấp huyện và 1.327 đơn vị cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Với mức hỗ trợ 20 tỷ đồng mỗi huyện và 500 triệu đồng mỗi xã thì ngân sách trung ương hꦺỗ trợ một lần khoảng 1.323 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết, đến năm 2025, các tỉnh, thành cần hoàn thành sắp xếp huyện, xã có đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; đơn vị cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nh♊iên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Đến năm 2030, các địa phương hoàn thành sắp xếp huyện, xã còn lại có đồng thời hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diﷺệ🐎n tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã là phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, tạo động lực, không gian cho phát triển kinh tế, xã hội. Bộ Nội vụ đã làm việc với 63 tỉnh thành, rà soát và đưa ra phương ánꦬ sắp xếp dự kiến. Theo đó, số cán bộ công chức cấp huyện sẽ dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người, cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành sự cần thiết ban hành nghị quyết. Tuy nhiên, có thành viên Ủy ban cho rằng, việc sắp xếp đơn vị cấp huyện, cấp xã trong giai đoạ🎃n 2023-2030 đặt ra không ít thách thức do số lượng đơn vị hành chính thuộc d💎iện bắt buộc sắp xếp lớn.
Quy định ngân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh, thành nhận bổ sung cân đối ngân sách là cần thiết, nhưng phải theo nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định về ღquản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và tạo thuận lợi nhất cho địa phương. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng và thực hiện thanh quyết toán đối với số bổ sung này nên phân cấp cho chính quyền địa phương cấp tỉnh chủ động quyết định.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Đị🙈nh yêu cầu hoàn thiện dự thảo, xin ý 🌠kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản trước khi Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực ban hành Nghị quyết.
Giai đoạn 2019-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 48 nghị quyết để sắp xế༺p 21 đơn vị cấp huyện và 1.056 đơn vị cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố. Qua đó, cả nước đã giảm 8 đơn vị cấp huyện và 561 đơn vị cấp xã. Việc sắp xếp giúp giảm 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện, giảm chi ngân sách nhà nước 2.000 tỷ đồng.