Thứ hai, 18/11/2024
Thứ bảy, 22/5/2021, 02:02 (GMT+7)

Cận cảnh phim trường trong cung An Định

Thừa Thiên - Huế"Cung điện mùa hè" của triều đ♔ình Huế như một lâu đài châu Âu cổ kính, là bối cảnh Bạch Trà Viên của phim Gái già lắm chiêu 5.

Tháng 3 vừa qua bộ phim "Gái già lắm chiêu 5" khởi chiếu gây sốt với những khung hình Huế đẹp lung linh, tiếp nối thành công của một loạt dự án phim ảnh chọn Huế làm 🔴bối cảnh chính. Căn biệt thự Bạch Trà Viên trên phim không phải là một cái tên xa lạ mà chính là một phần cung An Định nổi tiếng.

Phim trường Bạch Trà Viên rộng 500 m2, được dựng phía sau lầu Khải Tường, trên nền của nhà hát Cửu Tư Đài cũ của cung An Định.༒ Để tránh tác động tới di tích, toàn bộ nền đã được nâng lên thêm 20 cm, sau đó mới lát gạch, trồng hoa.

Đoàn làm phim đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để thi công khu vườn Bạch Trà Viên, với điểm nhấn là 2.000 cây bạch trà được mang ra từ miền Bắc vào, ngoài ra còn ⛎t♌rồng thêm một số cây trái đặc trưng xứ Huế như thanh trà, hồng, cam sành, chanh...

Khu vườn tiếp tục được lắp thêm đài phun nước, tượng nữ thần... một sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc cổ điện châu Âu với kiến trúc truyền thống châu Á, để thể hiện sự sang trọng, giàu có của chủ nhân căn biệt thự trong phim. Điểm khá đặc biệt ở đây là bản thân cung An Định chín♏h là một công trình mang trong mình sự giao thoa kiến trúc Á - Âu hiếm có của Cố đô Huế.

Những bức tranh tường độc đáo ở đại sảnh, vẽ mô phỏng kiến trúc 6 lăng tẩ♛m của 6 vị vua triều Nguyễn cũngꦆ được đưa lên phim.

15 phòng trong tổng số 22 phòng của cung An Định đã được đoàn làm phim Gái già lắm chiêu 3 sử dụng, thiết kế lại theo lối vương 🙈giả. Trong đó rất nhiều cảnh quay chính là đại sảnh quen thuộc tầng 1 lầu Khải Tường vốn là nơi để bức tượng đồng vua Bảo Đại lúc còn là hoàng tử Vĩnh Thụy.

Được ví von như là "cung điện mùa hè" của triều đình Huế, cung An Định mang💯 dáng dấp như một tòa lâu đài châu Âu cổ kính tráng lệ, nhưng lại mang họa tiết hoa văn truyền thống cung đình Huế. UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, cung An Định được đánh giá là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đại diện trường phái kiến trúc tân cổ điển ở Việt Nam đầu thế kỉ 20.

Nằm soi bóng trên bờ sông An Cựu, số 97 Phan Đình Phùng, cung An Định tiền thân mang tên gọi phủ Phụng Hóa, vốn là phủ điện được vua Đồng Khánh xây dựng riêng cho vua Khải Định sinh sống lúc còn là thái tử. Vua Khải Định lên ngôi, cung An Định được trao lại cho hoàng tử Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại sau này. Giữa sân là đình Trung Lập có hình dạng bát giác, tác dụng như một "bình phong" là nét kiến trúc quen thuộc ở Huế, thường thấy 🍰ở các p🌜hủ đệ, lăng tẩm thậm chí nhà dân. Trong đình đặt một bức tượng đồng chân dung vua Khải Định.

Từng có rất n🤡hiều hạng mục công trình trong cung An Định, qua hơn 100 nă🀅m lịch sử và chiến tranh ngày nay chỉ còn 3 công trình còn nguyên vẹn là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Trong đó cổng chính là đại diện cho tinh hoa nghệ thuật trang trí đắp nổi sành sứ, thủy tinh Huế, với các họa tiết đậm chất phương Đông như rồng, hổ...

Lầu Khải Tường chính là điểm nhấn cho toàn bộ kiến trúc cung An Định, tên lầu được vua Khải Định đặt với ý nghĩa nơi khởi phát điềm lành. Lầu Khải Tường được xây 3 tầng theo kiểu lâu đài châu Âu, với💫 các biểu tượng, phù điêu, họa tiết mang phong cách Roman đan xen họa tiết cung đình Huế truyền thống.

Khi kết thúc quá trình quay, đoàn làm phim đã bàn giao toàn bộ bối cảnh phim trường cho Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, với mong muốn nơi đây trở thành một điểm check-in và là điểm n⛄hấn mới cho du khách khi tham quan cung An Định.

Nguyễn Chí Nam

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]