Sáng 18/9, phiên thảo luậ𝔉n thúc đẩy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt v🐟ấn đề, ở Việt Nam, số người thất nghiệp, đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp không nhiều, nhưng 🐈một số ngành vẫn thiếu lao động cục bộ. Khi đến một số doanh nghiệp, ông thấy giám đốc cũng phải làm phục vụ do thiếu lao động.
"Vậy thì một bộ phận lao động đi đâu? Đây là câu hỏi chúng ta cần trả lời", ông nói, đề nghị các diễn giả cho biết trên thế g🐻iới có xảy ra tình trạng này hay không; giải pháp nào để giải quyết thực trạ🧜ng này ở Việt Nam?
Ông Jonathan Picus, chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP tại Việt Nam, nhận định có nhiều lý do khiến một bộ phận lao động sau Covid-19 chưa quay lại thị trường.⛎ Hậu Covid-19, nhiều người bị nhiễm suy giảm sức khỏe nặng nề nên cần thời gian hồi phục, nhất là những người nhiều tuổi. Nhiều lao động khác muốn chuyển đổi sang nghề khác hoặc địa bàn làm việc khác, nhưng do chi phí sinh hoạt, tiền lương, chỗ ở khiến họ chưa thể thay đổi và tìm công việc nhanh chóng.
"Khoa học c🤪ông nghệ đang làm giảm nhu cầu lao động là con người ở các ngành bán lẻ, ngân hàng, sản xuất.... Ở đây, tính tự động hóa cao và máy móc dần thay thế con người. Ngược lại, một số ngành lại thiếu lao động có kỹ năng", ông Jona꧂than Picus nói.
Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho rằng, một trong nh꧟ững nguyên nhân lao động chưa quay lại sản xuất là sau đợt di cư do dịch bệnh, những người về 🎀nông thôn chưa quay lại kịp thời. Nhiều lao động ngành dệt may, da dày lại muốn chuyển ngành khác....
Sau phần trả lời của hai diễn giả, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đán🐼h giá thực trạng, sớm có chính sách huy động lao động quay lại thị trường, bởi đây là lực lượng đã từng làm việc, có kỹ năng, đào tạo.
Ông Lâm Văn Đoan, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động quý II đạt 6,6 triệu đồng, tăng hơn 200.000 đồng so với quý I, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của 𒈔Quốc hội.
So với cùng kỳ năm 2021, thu nhập của người lao động quý II/2022 có𓃲 tốc độ tăng khá, 8,9%, tương ứng tăng khoảng 542.000 đồng. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7%, tương ứng tăng gần 1,1 triệu đồng. Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất. Hai vùng Đông 🎃Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng vẫn duy trì mức thu nhập cao.
Theo ông Đoan, từ khi Việt Nam chuyển trạng thái chống dịch sang thích ứng an toàn, lực lưꦕợng lao động đã tăng nhanh lên 51 triệu (từ 15 tuổi); lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do Covid-ℱ19 giảm, còn 8 triệu người bị tác động. Số người thất nghiệp cũng giảm mạnh, giảm 41.000 so với quý trước, còn 1,1 triệu. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước.
Số người thiếu việc làm giảm mạnh ở cả ba khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ (với 880.000 người). Nhóm thiếu việc làm chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp.﷽ Việc đưa lao động đi 🌳làm việc ở nước ngoài "đã có dấu hiệu phục hồi" khi 9 tháng đầu năm có 81.000 người ra nước ngoài làm việc.
Tuy nhiên, ông Đoan cho rằng, chuyển dịch cơ cấu lao động trên thị trường còn chậm cả về ngành nghề, địa bàn đều không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. "Trình độ và kỹ năng lực lượng lao động mặc dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động và so với các nước trên thế giới, tiếp tục là điểm nghẽn cho p🐻hát triển vꦉiệc làm chất lượng và năng suất", ông Đoan nói, cho biết cả nước mới có 66% lao động qua đào tạo.
Ông khuyến cáo,꧒ Việt Nam cần học tập kinh nghiệm từ các nước như Nhật Bản để chuẩn bị thay đổi♔ chính sách xã hội, thích ứng với già hóa dân số...
Diễn đàn Kinh tế Xã hội do Quốc hội chủ trì tổ chức. Dự kiến, trên 400 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến, với hai phiên thảo luận chuyên đề và một phiên toàn thể. Phiên 1 bàn luận về đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộ🍒i.
Phiên 2, các chuyên gia thảo luận, tìm giải pháp thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững. Phiên toàn thể và tọa đàm cấp cao sẽ bàn luận về củng cố nền kinh tế🍸 vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.